Hội thảo do Trường ĐH Văn hóa Hà Nội phối hợp với Sở VH-TT-DL tỉnh Đồng Nai tổ chức vào ngày 4.10.
Doanh nghiệp chỉ chú tâm lợi nhuận
Theo TS Nguyễn Anh Tuấn, giảng viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội trong thời gian qua nhiều doanh nghiệp (DN) đã có sự quan tâm, đẩy mạnh hoạt động văn hóa thể thao tại công ty nhưng nhìn chung còn rất nhiều hạn chế cả về chất lượng và số lượng. “Các DN chủ yếu tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong khi các tổ chức công đoàn chưa phát huy hết vai trò của mình.”, TS Tuấn phát biểu.
|
|
Cũng theo TS Tuấn, công nhân (CN) làm việc tại các KCN chủ yếu di cư từ tỉnh, thành khác đến. Do đó, ngoài áp lực công việc, những CN này còn chịu sức ép về khác biệt về văn hóa, lối sống và đặc biệt là thiếu thốn tình cảm.
Bên cạnh đó, những khó khăn do đời sống vật chất, điều kiện ăn ở thiếu thốn, tù túng gây nên tâm lý bức bách dẫn đến nguy cơ stress rất cao. “Do đó, rất cần những hoạt động giải trí cho CN sau những giờ lao động mệt mỏi và phải có định hướng để giúp họ tránh xa những tệ nạn xã hội.
Ngoài ra, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí cho CN cũng là điều kiện thúc đẩy năng suất lao động, tạo sự gắn bó DN bền lâu, hạn chế được tình trạng đình công, lãn công”, TS Tuấn đưa ra giải pháp.
Đồng quan điểm trên, TS Nguyễn Thị Nguyệt, giảng viên Trường ĐH Văn hóa TP.HCM phân tích, đời sống vật chất khó khăn và cường độ lao động cao khiến CN không có thời gian vui chơi, giải trí. Phía DN thì chỉ tập trung và kinh doanh lấy lợi nhuận, chưa quan tâm và đầu tư các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.
tin liên quan
Công nhân ở Thanh Hóa đình công, tràn ra đường gây ách tắc giao thôngTrưa nay 31.8, hàng trăm công nhân của Công ty cổ phần đầu tư Hồng Uy (đóng tại xã Thọ Dân, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) đã ngừng việc tập thể, tràn ra quốc lộ 47 gây ách tắc giao thông, nhằm đòi quyền lợi.
"Từ đó, dẫn đến một số CN có lối sống không lành mạnh, vướng vào tệ nạn xã hội, một số bị thế lực phản động lôi kéo, kích động tham gia vào các hoạt động chống phá gây rối trật tự công cộng, ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương”, TS Nguyệt phát biểu.
Hình thức giải trí không cần cao sang, hiện đại
Phát biểu tại hội thảo, ông Tăng Quốc Lập- Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Nai, cho biết trên địa bàn có gần 1 triệu người lao động, trong đó khoảng 47.000 CN thuộc DN có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện CN có 3 phương thức tiếp cận văn hóa là xem ti vi, sử dụng điện thoại truy cập internet và đọc sách báo.
Còn vấn đề sinh hoạt thể dục thể thao hầu hết CN không có chỗ vui chơi. Đời sống tinh thần thiếu thốn khiến CN dễ dẫn đến tệ nạn xã hội; dễ bị kích động, lôi kéo... “Để CN tiếp cận thường xuyên, đầy đủ thông tin chính trị, kinh tế xã hội, các cấp công đoàn cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, xây dựng nếp sống văn hóa. Chủ DN cần nhận thức lao động là vốn quý của mình thì cần đầu tư các thiết chế dành cho CN như ký túc xá, nhà trẻ, siêu thị”, ông Lập đề xuất.
tin liên quan
Lễ cưới tập thể cho 100 đôi uyên ươngNgày 2.9, Trung tâm hỗ trợ thanh niên công nhân TP.HCM (Thành đoàn TP.HCM) tổ chức lễ cưới tập thể cho 100 đôi thanh niên, công nhân nghèo tại TP.HCM và các tỉnh lân cận.
Bàn giải pháp tháo gỡ, PGS-TS Đinh Thị Vân Chi, nguyên Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa Hà Nội nhấn mạnh: “Nhà nước khi cấp phép cho DN đầu tư hoạt động cần đưa ra tiêu chí buộc phải dành quỹ đất, tài chính xây dựng thiết chế văn hóa cho công nhân.” Theo bà Chi, khu vui chơi giải trí phải nằm trong KCN, bởi CN không có thời gian đi xa, họ chỉ có thể tham gia sinh hoạt văn hóa trong khoảng thời gian ngắn. Hình thức giải trí cho CN không cần thiết phải cao sang, hiện đại. Chỉ cần làm sân bóng đá, bóng chuyền, sân chơi cầu lông, tập xà đơn… những công trình này phải ở gần các con đường trong KCN để CN có thể tranh thủ tham gia vui chơi khi hết giờ làm việc.
Bình luận (0)