Vì thời điểm đó, ngân sách đầu tư cho hạ tầng của TP.Đà Nẵng còn hạn chế, trong khi cần số lượng đất tái định cư lớn trong công cuộc đại giải tỏa, chỉnh trang đô thị sau khi chia tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (năm 1997).
Đường nhỏ còn phù hợp với tiền tái định cư của người dân. Nhưng đến nay, khi đời sống ngày càng tốt hơn, đường nhỏ trở nên quá bất tiện cho ô tô lưu thông, không đảm bảo phòng cháy, chữa cháy. Vì vậy, TP.Đà Nẵng đã quyết định đầu tư mở rộng 97 tuyến đường dưới 4 m lên 5,5 m với kinh phí 243 tỉ đồng, hiện đã thi công được 25 tuyến, còn lại triển khai đến năm 2025.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn khoảng 50 tuyến đường không đủ điều kiện mở rộng dù người dân rất thiết tha. Nguyên do, các tuyến này vỉa hè chỉ rộng dưới 2 m, không đảm bảo các quy định khi mở đường. Do đó, tại buổi kiểm tra thực tế, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Lê Quang Nam đề xuất chọn phương án hạ vỉa hè bằng mặt đường để thuận tiện xe lưu thông, phân tách nhận diện vỉa hè - lòng đường bằng màu sắc, vì vỉa hè còn lại quá nhỏ càng bất tiện sinh hoạt.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cũng đã thống nhất, quyết định giao UBND TP bố trí kinh phí, mở rộng tất cả tuyến đường nội thị dưới 4 m lên tối thiểu 5,5 m và đặc biệt là không nhất thiết chừa lại vỉa hè nếu quá nhỏ, đảm bảo an toàn giao thông và nhu cầu người dân khu vực. Quyết định này tháo gỡ được vướng mắc, có thể mở rộng được tất cả các tuyến đường không đủ điều kiện, được người dân ở các tuyến đường nhỏ vui mừng đón nhận bởi rất thiết thực với nhu cầu trong đời sống sinh hoạt.
Từ câu chuyện trên cho thấy, mỗi quyết sách đều xuất phát từ thực tiễn lịch sử, nhưng quyết sách nào đi nữa thì cũng phải xuất phát từ chính nhu cầu người dân thì mới bền vững và thực sự phát huy giá trị thực tiễn.
Bình luận (0)