Thỏa thuận hạt nhân Iran: Nhanh chân lấy phần

24/07/2015 09:29 GMT+7

Thỏa thuận lịch sử giữa Iran với 5 thành viên thường trực HĐBA LHQ và Đức về giải quyết vấn đề hạt nhân hiện còn trong quá trình phê chuẩn để có hiệu lực.

Thỏa thuận lịch sử giữa Iran với 5 thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc và Đức về giải quyết vấn đề hạt nhân hiện còn trong quá trình phê chuẩn để có hiệu lực.

Bộ trưởng Năng lượng Mỹ, Ernest Moniz (phía trước) và Ngoại trưởng John Kerry trong phiên
điều trần về thỏa thuận hạt nhân Iran tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ - Ảnh: AFP
Vậy mà cuộc chạy đua giành phần trên thị trường Iran đã rất sôi động. Cả chính giới lẫn giới kinh tế EU đi đầu trong việc này, nhắm vào những cơ hội kinh doanh béo bở một khi mọi biện pháp cấm vận, trừng phạt Iran không còn nữa.
Nếu Iran thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ những gì đã cam kết trong thỏa thuận nói trên thì Liên Hiệp Quốc, Mỹ và EU sẽ hủy bỏ những biện pháp bao vây, cấm vận lâu nay. Khi ấy, nước này lại có thể mở cửa và tiếp cận thị trường bên ngoài. Sau nhiều năm khó khăn, Iran có nhu cầu rất lớn về đầu tư phát triển, hiện đại hóa, đổi mới công nghệ...
Các doanh nghiệp EU hiện nhằm trước hết vào nguồn dầu lửa, xuất khẩu công nghệ và trang thiết bị cho khai thác lẫn lọc dầu ở Iran, vào xuất khẩu máy móc, thiết bị và phụ tùng thay thế cho ngành công nghiệp hàng không và đóng tàu.
Họ phải nhanh chân hơn Mỹ để tránh được tình cảnh “trâu chậm uống nước đục”. Thật ra họ có nhiều lợi thế hơn giới kinh tế Mỹ nhưng ý thức được rằng tất cả sẽ nhanh chóng mất tác dụng một khi quan hệ Mỹ - Iran được bình thường hóa hoàn toàn. Phía Mỹ cần nhiều thời gian hơn để vượt qua chống phá trong nội bộ và những định kiến cố hữu lâu nay về Iran.
Trong khi đó, giới kinh tế EU có thể dựa trên truyền thống quan hệ hợp tác khi xưa với Iran. Họ nhanh chân lấy phần bởi có thể và phải tận dụng những lợi thế hiện có ấy.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.