Thoát nghèo nhờ giun quế

17/01/2016 15:56 GMT+7

Ông Hoàng Toạn (ảnh, khu phố 6, Tứ Hạ, TX.Hương Trà, Thừa Thiên-Huế), đã phát triển mô hình nuôi giun quế (trùn đỏ) thu về mỗi tháng gần chục triệu đồng.

Ông Hoàng Toạn (ảnh, khu phố 6, Tứ Hạ, TX.Hương Trà, Thừa Thiên-Huế), đã phát triển mô hình nuôi giun quế (trùn đỏ) thu về mỗi tháng gần chục triệu đồng.

Ông Toạn được coi là người có công đầu trong việc đưa giun quế về với người dân Tứ Hạ. Năm 1993, ông lên vùng gò đồi làm kinh tế, cũng chính năm đó do không chấp nhận việc ông lên vùng gò đồi lập nghiệp, vợ ông đã bỏ đi để lại đứa con gái mới 1 tuổi cho ông chăm sóc.
Ông Toạn cho biết: “Từ khi vợ bỏ đi, một mình tôi vừa làm trang trại vừa chăm sóc đứa con gái nhỏ, nhiều lúc mệt mỏi muốn từ bỏ tất cả, nhưng khi nghĩ về đứa con còn nhỏ mà thiếu đi tình thương của người mẹ, tôi lại có thêm chút động lực để cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn. Rồi tự hứa với chính mình rằng phải thoát được cái nghèo để nuôi con mình ăn học để nó được sống trong ấm no, vui vẻ chứ không phải cái nghèo đói nữa”.
Mô hình trang trại của ông Toạn gồm nuôi bò-giun-ngỗng-gà và ao thả cá đó là một mô hình trang trại dường như khép kín trên chính con giun quế. Nuôi bò để lấy phân, sử dụng phân bò làm thức ăn cho giun, lấy giun để nuôi ngỗng, gà đá thương phẩm... Chuyện tưởng như lạ nhưng đã mang lại thu nhập cho ông gần 10 triệu đồng/tháng. Ông Toạn cho hay: “Đầu tư cho một chuồng nuôi giun quế không tốn kém.
Chỉ cần đúc một cái chậu 1, 5m, thả nuôi 4-5 kg giun giống là có thể bắt đầu khởi nghiệp. Muốn tốn kém ít hơn có thể lấy xô, thùng xốp, chậu lót hoặc quây ngay trên nền đất cũng có thể nuôi được. Sau 40 ngày lượng giun trong chậu sẽ tăng gấp đôi, khi đó có thể tách ra để mở rộng quy mô. Thức ăn giun quế chủ yếu là phân trâu, phân bò, rơm...”. “Nhờ đưa giun quế vào một phần trong mô hình chăn nuôi trang trại mà gia đình tôi đã vươn lên thoát nghèo”, ông Toạn khẳng định.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.