Cờ Tổ quốc trên tuyến đầu - Kỳ 1: Những con tàu nơi đầu sóng

Mai Thanh Hải
Mai Thanh Hải
02/09/2020 10:14 GMT+7

Với các tàu đi làm nhiệm vụ ngoài biển đảo, cờ Tổ quốc không bao giờ được hạ xuống như trong bờ, mà bộ đội phải liên tục thay mới, không để cờ rách, hỏng, bạc màu.

75 năm sau ngày lập nước, cờ Tổ quốc không chỉ hiện diện trên mọi miền đất nước mà luôn rực đỏ trên tuyến đầu biên giới biển đảo - đất liền, cùng những cán bộ chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam.

Cờ Tổ quốc trên tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya 12418, số hiệu 378 của lữ đoàn tàu pháo - tàu tên lửa 167, Vùng 2 hải quân đang làm nhiệm vụ tuần tra trên vùng biển Trường Sa - DK1

Ảnh: Mai Thanh Hải

Suốt 75 năm qua, trên tuyến đầu biển đảo luôn có những con tàu làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, trực sẵn sàng chiến đấu, cứu hộ cứu nạn, tuần tra kiểm soát, vận tải quân sự... của Quân chủng Hải quân, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng cục hậu cần, Cục kiểm ngư (Bộ NN - PTNT)... 

Cờ Tổ quốc tung bay trên nóc các tàu cảnh sát biển 2010, kiểm ngư 469 và hải quân 622 đang trực bảo vệ chủ quyền tại đảo Đá Tây (Trường Sa).

Ảnh: Mai Thanh Hải

Theo quy định, các tàu ở cảng phải thực hiện nghi thức hạ cờ Tổ quốc lúc 18 giờ hàng ngày và treo cờ lúc 6 giờ sáng. Nhưng với các tàu đi làm nhiệm vụ ngoài biển đảo, cờ Tổ quốc không bao giờ được hạ xuống như trong bờ, mà bộ đội phải liên tục thay mới, không để cờ rách, hỏng, bạc màu.

Tàu 739 (phải) làm nhiệm vụ tuyên truyền, đấu tranh với các tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống tàu khảo sát Hải Dương địa chất 8 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam; tháng 10.2019

Ảnh: Mai Thanh Hải

Trung tá Lê Trung Thành, hải đội trưởng hải đội 202, Vùng cảnh sát biển 2 cho biết: Lá cờ Tổ quốc không chỉ đơn giản là việc nhận dạng tàu của quốc gia, mà quan trọng hơn, để khẳng định chủ quyền trên biển.

Cờ Tổ quốc tung bay trên đỉnh tháp, cạnh đài quan sát của tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 thuộc lữ đoàn tàu chiến đấu 162, Vùng 4 hải quân đang làm nhiệm vụ tuần tra - huấn luyện trên vùng biển Trường Sa.

Ảnh: Mai Thanh Hải

Do đặc thù thời tiết khí hậu khắc nghiệt, cờ Tổ quốc trên các tàu đi biển rất nhanh hỏng, rách, bạc màu. Đặc biệt vào dịp cuối năm sóng gió to, liên tiếp có bão, giông lốc.
Để giữ cờ Tổ quốc luôn đỏ thắm trên đỉnh cột cờ con tàu, những người lính biển đã phải dùng những lá cờ may bằng vải dày, buộc chắn chắn nhiều nút thép vào dây cờ và có những thời điểm sóng to gió lớn, 1 - 2 ngày đã phải thay lá cờ mới.

Xuồng CQ của đảo Đá Lớn A (Trường Sa) xuất kích đẩy đuổi tàu cá Trung Quốc xâm phạm chủ quyền

Ảnh: Mai Thanh Hải

Một số hình ảnh cờ Tổ quốc trên các tàu trực bảo vệ chủ quyền, tàu làm nhiệm vụ trên biển... do phóng viên Thanh Niên ghi lại trong các chuyến công tác ở Trường Sa, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Tổ quốc thời gian qua: 

Tàu KN-410 của Chi đội kiểm ngư 4 (Bộ NN-PTNT) trực bảo vệ chủ quyền, kiểm tra kiểm soát ngư trường tại khu vực biển đảo Đá Thị (Trường Sa)

Ảnh: Mai Thanh Hải

Tàu 740 của hải đoàn 129 hải quân trực bảo vệ chủ quyền trên vùng biển Trường Sa

Ảnh: Mai Thanh Hải

Tàu KN-290 của Chi đội kiểm ngư 2 (Bộ NN-PTNT) làm nhiệm vụ trên vùng biển đảo Song Tử Tây (Trường Sa)

Ảnh: Mai Thanh Hải

Cán bộ chiến sĩ tàu 571 (lữ đoàn 955, Vùng 4 hải quân) thay cờ Tổ quốc, khi tàu làm nhiệm vụ cuối năm, trên vùng biển Phan Vinh (Trường Sa).

Ảnh: Mai Thanh Hải

Biên đội tàu chiến đấu gồm tàu tên lửa tấn công nhanh Monliya 12418 số hiệu 15 của lữ đoàn 167 và các tàu hộ vệ săn ngầm Petya của lữ đoàn 171, Vùng 2 hải quân huấn luyện bắn đạn thật trên biển

Ảnh: Mai Thanh Hải

Tàu CSB-2010 của hải đội 202, Vùng cảnh sát biển 2 trực bảo vệ chủ quyền tại đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị)

Ảnh: Mai Thanh Hải

Thay cờ Tổ quốc khi đi làm nhiệm vụ trên biển là công việc thường xuyên của bộ đội tàu.

Ảnh: Mai Thanh Hải

Cờ Tổ quốc trên tàu KH-22 (trái) đang đấu tranh ngăn chặn tàu Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam

Ảnh: Mai Thanh Hải

Cờ Tổ quốc trên các xuồng cao tốc CV, CQ của đảo Song Tử Tây làm nhiệm vụ xua đuổi tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển Trường Sa.

Ảnh: Mai Thanh Hải

Tàu của lữ đoàn 125, Vùng 2 hải quân trực bảo vệ chủ quyền tại bãi ngầm Ba Kè (Bà Rịa - Vũng Tàu)

Ảnh: Mai Thanh Hải

Cờ Tổ quốc trên xuồng cao tốc CQ của đảo Sinh Tồn (Trường Sa) đang làm nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn trên biển

Ảnh: Mai Thanh Hải

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.