Cướp giật ở Sài Gòn: Bắt nhiều nhưng vẫn ám ảnh du khách nước ngoài

22/10/2015 18:30 GMT+7

(TNO) Thông tin du khách người Đức Sepastian Gretz bị cướp chém khi đang ngồi hóng mát ở bờ kè kênh Tàu Hủ (Q.1) đăng trên Thanh Niên gây chấn động giới kinh doanh lữ hành VN. Bởi từ trước đến nay, chưa có vụ du khách nào bị cướp chém để lấy tài sản ở TP.HCM. [VIDEO] Giả gái mại dâm ở "phố Tây" Sài Gòn, dụ quan hệ để móc túi Xóa sổ các băng siêu trộm: Bóp “chỗ hiểm” nạn nhân để móc túi

(TNO) Thông tin du khách người Đức Sepastian Gretz bị cướp chém khi đang ngồi hóng mát ở bờ kè kênh Tàu Hủ (Q.1) đăng trên Thanh Niên gây chấn động giới kinh doanh lữ hành VN. Bởi từ trước đến nay, chưa có vụ du khách nào bị cướp chém để lấy tài sản ở TP.HCM.

Video: Các băng giả gái bóp chỗ hiểm khách Tây để móc túi 
Bắt cướp giật rất nhiều
Lộng hành như trên thì chưa có nhưng tình trạng cướp giật tài sản của du khách thì nhiều vô kể. Theo báo cáo của Thanh tra Sở Du lịch TP.HCM, trong 9 tháng đầu năm, Công an TP.HCM tiếp nhận 124 vụ cướp giật, xâm phạm tài sản liên quan đến du khách nước ngoài.
Tuy nhiên, đây là những vụ việc khách có trình báo với cơ quan chức năng, còn nhiều trường hợp, vì một số lý do (như không có thời gian, thủ tục rườm rà…) đã chấp nhận chịu mất tài sản mà... im lặng cho qua.
Có những vụ cướp giật điển hình như vụ hai đối tượng điều khiển xe gắn máy giất túi xách của chị Jennifer Stainton (19 tuổi, người Anh) đang đeo bên người hồi khuya ngày 3.6. Ngay thời điểm đó, Tổ đặc nhiệm - Công an Q.1 đang tuần tra trên đường Phạm Ngũ Lão phát hiện đã truy đuổi.
Đến đường Hồ Hảo Hớn thì hai tên cướp bị cảnh sát ép ngã bắt được, thu giữ chiếc túi bên trong có điện thoại iPhone, tiền mặt và thẻ ngân hàng. Hai người khai tên Lê Văn Sỹ và Lê Hoàng Ngọc Thảo (ngụ tại Q.1), trước đó chỉ 30 phút đã cướp trót lọt một chiếc điện thoại của du khách nước ngoài cũng tại khu vực này.
Cướp giật ám ảnh du khách  2
Bọn cướp giật thường chọn những cung đường có đông du khách nước ngoài đi bộ để ra tay cướp giật, nhất là ở phố Tây Phạm Ngũ Lão.
Vào khoảng 19 giờ tối ngày 10.2, bà Dzogeute (người Đức) đang đi bộ đến giao lộ Trần Hưng Đạo - Ký Con, (Q.1) thì bất ngờ bị hai đối tượng đi xe máy áp sát giật túi xách có tiền mặt, thẻ tín dụng, tiền Euro và khoảng 7 triệu đồng rồi tháo chạy.
Bảo vệ dân phố P. Nguyễn Thái Bình đang tuần tra đã phát hiện và truy đuổi bắt giữ được Nguyễn Văn Thiên và Nguyễn Minh Nhân giao cho công an.
Thậm chí, có nhiều du khách khi mang giỏ xách trên người bị bọn cướp ra tay manh động, kéo lê để giật cho được tài sản. Như rạng sáng 21.5, một nữ du khách người Anh đang đi bộ trên đường Lê Lai (Q.1) đã bị cướp giật túi xách kéo lê trên mặt đường, gây xay xát phần lưng.
Cũng may, trước đó, tổ đặc nhiệm - Công an Q.1 (TP HCM) tuần tra phát hiện hai cô gái đi xe máy có biểu hiện khả nghi nên âm thầm theo dõi. Lúc ra tay cướp túi của du khách, trinh sát ập tới nên bọn cướp bỏ chạy, đến vòng xoay chợ Thái Bình thì hai tên cướp gồm Trần Thị Ngọc Thanh và Đặng Thị Thu Hiền bị bắt. Du khách dù bị thương nhưng may mắn đã không mất tài sản, giấy tờ.
Cướp giật tài sản của du khách trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người nước ngoài khi đến VN, khi trên các diễn đàn tư vấn du lịch quốc tế có rất nhiều chủ đề liên quan đến chuyện này.

Một tuần sau đó, lúc xuống xe để vào nhà hàng, tôi bị giật túi xách và ngã đập mặt xuống đường, trầy đầu gối và cùi chỏ" 

 

Một du khách kể

Một du khách kể lúc cô và chồng băng qua đường ở Q.1, một thanh niên đi xe máy ngang qua và ngay lập tức quay lại giựt chiếc iPad mà chồng cô đang kẹp trong nách. May thay chồng cô đã chụp lại được, dù diễn biến sự việc chỉ trong vài giây.
"Một tuần sau đó, lúc xuống xe để vào nhà hàng, tôi bị giật túi xách và ngã đập mặt xuống đường, trầy đầu gối và cùi chỏ" - du khách này kể và khuyên khi ra đường ở TP.HCM sẽ rất nguy hiểm nếu mang theo túi xách hoặc những vật dụng có giá trị.
Trên một diễn đàn khác, câu chuyện do một du khách kể, mới đây thôi, ngày 14.10, lúc chị đang xếp hàng vào tham quan Nhà thờ Đức Bà (Q.1) thì bị cướp điện thoại.
“Tôi cầm chiếc iPhone trên tay. Bỗng nhiên, có ai đó lôi chiếc điện thoại của tôi ra khỏi tay. Tôi điên cuồng kêu lên nhờ giúp. Tôi quay ra sau thấy chiếc điện thoại đi từ tay người phụ nữ nay qua tay người phụ nữ khác và cuối cùng nó biến mất”.
Cướp giật ám ảnh du khách  3
Du khách cần được bảo vệ
Trao đổi với Thanh Niên Online vào sáng nay 22.10, ông Lã Quốc Khánh, Phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, cho biết đã rất choáng khi đọc báo biết tin có du khách nước ngoài bị cướp chém để cướp tài sản ở Q.1.
“Vô cùng nguy hiểm. Du khách sẽ truyền miệng câu chuyện từ người này qua người khác. Vì sao thị trường khách Nhật Bản đến VN không tăng, thậm chí năm ngoái giảm, trong khi mọi năm tốc độ đều tăng. Chính người Nhật sợ mất an toàn khi đến đây. Tổng lãnh sự Nhật Bản ở TP.HCM năm nào cũng có công hàm gửi lên Sở Ngoại vụ, Sở Du lịch TP.HCM phản ánh về việc công dân của họ bị cướp giật tài sản. Việc chúng ta bỏ bao nhiêu tiền đi quảng bá xúc tiến cũng không lấy lại được hình ảnh vì những sự vụ như thế này".
"Lần này là một khách người Đức. Đức là thị trường chi tiêu cao, số lượng khách đến VN rất tốt, hơn nữa vừa rồi nằm trong nhóm những nước được VN miễn visa. Thế mà xảy ra sự vụ như vậy thì miễn visa sẽ chẳng có hiệu quả”, ông Khánh bức xúc.
“Chúng tôi sẽ làm việc ngay với Công an TP.HCM và có tham mưu cho lãnh đạo UBND TP.HCM nhằm có những biện pháp tăng cường bảo đảm an ninh trật tự cho du khách. Chứ như thế này chúng ta làm quảng bá, xúc tiến điểm đến rất khó khăn, khó thuyết phục được du khách quan tâm tới TP.HCM”, ông Khánh nói thêm.

Vô cùng nguy hiểm. Du khách sẽ truyền miệng câu chuyện từ người này qua người khác. Vì sao thị trường khách Nhật Bản đến VN không tăng, thậm chí năm ngoái giảm, trong khi mọi năm tốc độ đều tăng. Chính người Nhật sợ mất an toàn khi đến đây. Tổng lãnh sự Nhật Bản ở TP.HCM năm nào cũng có công hàm gửi lên Sở Ngoại vụ, Sở Du lịch TP.HCM phản ánh về việc công dân của họ bị cướp giật tài sản. Việc chúng ta bỏ bao nhiêu tiền đi quảng bá xúc tiến cũng không lấy lại được hình ảnh vì những sự vụ như thế này. 

Ông Lã Quốc Khánh

Ông Phan Đình Huê, Giám đốc Công ty du lịch Vòng Tròn Việt, kể khách của ông từng bị cướp mất tài sản ở TP.HCM nhưng không đủ thời gian do sáng hôm sau về nước nên không đến trình báo công an.
Theo ông Huê, nếu du khách còn đủ thời gian thì được nhân viên công ty đưa đến công an để làm giấy tờ cung cấp cho bảo hiểm.
“Công an phường có nơi không có người biết tiếng Anh, nên du khách mất đồ nếu đi theo tour thì có người hỗ trợ. Còn đi lẻ sẽ rất khó khăn trong giao tiếp, trình báo với công an”, ông Huê nói.
Các công ty du lịch ở TP.HCM luôn khuyến cáo du khách khi ra đường không mang theo tài sản quý giá, không mang túi xách, máy ảnh phải có dây đeo để quấn quanh tay... Còn những khách đi lẻ, khả năng bị cướp giật là rất lớn do không có bất kỳ cảnh báo nào.
Theo ông Huê, nhiều du khách bị cướp giật tài sản đã lên mạng kể lại câu chuyện, lan truyền từ người này qua người khác rất nhanh, ảnh hưởng lớn đến điểm đến VN.
“Nếu TP.HCM coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, thì phải quan tâm đến sự an toàn của du khách. Ngoài ra, TP.HCM cũng cần đầu tư các điểm vui chơi giải trí về đêm, để khách có chỗ an toàn giải trí. Như bờ kè kênh Tàu Hủ, nơi du khách bị chém, có thể thành lập khu vực hóng mát về đêm cho du khách, có lực lượng trật tự tuần tra", ông Huê đề xuất.
Theo ông Huê, như tình hình hiện nay, ở TP.HCM nhều du khách không biết đi chơi khuya ở đâu, còn nếu lang thang ngoài đường thì khả năng bị cướp giật là rất lớn”, ông Huê phân tích.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.