Đại án Huyền Như: 'Lót tay' môi giới hàng chục tỉ đồng

08/12/2016 11:09 GMT+7

Liên quan đến đại án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo cáo trạng, Như phải 'lót tay' ngoài hợp đồng hàng chục tỉ đồng cho các cán bộ, nhân viên, lãnh đạo của 5 công ty chịu làm môi giới.

Liên quan đến đại án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các cán bộ, lãnh đạo của 5 công ty đều cho rằng "do tin tưởng Huyền Như nên mới gửi tiền vào Vietinbank”, tuy nhiên cáo trạng thể hiện để những người này chịu làm môi giới cho Như thì Như phải trả phí môi giới ngoài hợp đồng hàng chục tỉ đồng.

tin liên quan

Làm rõ 1.085 tỉ đồng trong đại án Huyền Như
Liên quan đến đại án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Viện KSND tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố 12 bị can nguyên là lãnh đạo, cán bộ ngân hàng.
Ngày 7.1.2015, TAND tối cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm, đã hủy một phần của bản án sơ thẩm ngày 27.1.2014 của TAND TP.HCM xét xử để Cơ quan CSĐT - Bộ Công an làm rõ hành vi “tham ô tài sản” của Như và làm rõ vai trò đồng phạm của Võ Anh Tuấn trong việc chiếm đoạt 1.085 tỉ đồng trên tài khoản tiền gửi của 5 công ty gồm: TMCP đầu tư Hưng Yên, CP đầu tư và thương mại An Lộc, CP bảo hiểm Toàn Cầu, CP chứng khoán Saigonbank - Berjaya (SBBS) và CK Phương Đông
Theo cáo trạng, từ đầu năm 2007, Huỳnh Thị Huyền Như (lúc đó là cán bộ tín dụng Ngân hàng TMCP Công thương VN - Vietinbank) chi nhánh TP.HCM vay hơn 200 tỉ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức, cá nhân với lãi suất cao để kinh doanh bất động sản dẫn đến mất khả năng thanh toán. 
 Do biết các ngân hàng có nguồn tiền muốn gửi ngân hàng để hưởng lãi cao nên Như lợi dụng lòng tham của họ, chớp lấy thời cơ, dụ dỗ họ gửi tiền vào ngân hàng sau đó làm chứng từ, hồ sơ giả, chữ ký giả để rút tiền của những ngân hàng này ra để có tiền trả nợ.
Cáo trạng cho biết, khoảng tháng 8.2011, L.T.T.Ph. (ngân hàng TMCP T.P) thỏa thuận với Như về việc ngân hàng sẽ thông qua 2 công ty Công ty CK Phương Đông và CP ĐT - TM An Lộc để gửi tiền vào Vietinbank CN TP.HCM. Tuy nhiên, ngoài việc trả lãi theo hợp đồng là 14%/năm, Như còn phải trả thêm 5,5%/năm tiền chênh lệch ngoài hợp đồng.
Cũng trong thời gian này, ngân hàng đã ký 11 hợp đồng mua chứng khoán, môi giới chứng khoán, hợp đồng quản lý danh mục đầu tư với 2 công ty trên trị giá 1.860 tỉ đồng. Nhưng thực chất các hợp đồng này chỉ là căn cứ để ngân hàng chuyển tiền cho các công ty đứng tên chuyển tiền vào Vietinbank.
 
Bị cáo Huyền Như sau một phiên tòa xét xử hồi tháng 12.2014 Ảnh: Ngọc Lê
Từ ngày 15.8.2011 đến 7.9.2011, Như đã lập 4 lệnh chi rồi giả chữ ký, đóng dấu giả của 2 công ty này rồi rút 550 tỉ đồng để trả nợ. Như khai rằng đã đưa cho L.T.T.Ph 40 tỉ đồng tiền chênh lệch ngoài hợp đồng, nhưng Ph. không thừa nhận, Ph. khẳng định không được hưởng lợi từ Như. Theo kết quả điều tra có tài liệu chứng minh Như từng chỉ đạo nhân viên của mình chuyển gần 6 tỉ đồng qua tài khoản của em trai Ph. và chồng Ph. Hiện chồng Ph. đã nộp lại 5,4 tỉ đồng cho cơ quan điều tra.
Như cũng khai nhận, để Công ty bảo hiểm Toàn Cầu gửi 124 tỉ đồng ở Vietinbank CN TP.HCM thì ngoài tiền lãi suất theo hợp đồng Như đã lót tay cho L.T.T.G (nhân viên công ty bảo hiểm Toàn Cầu) 1,7 tỉ đồng; L.H.T (nhân viên Công ty chứng khoán Beta) 5 tỉ đồng. Như cũng phải trả cho V.M.H (nhân viên Công ty Cổ phần chứng khoán Ocean Bank) và V.T.M.L (cán bộ Công ty Cổ phần chứng khoán Saigonbank - Berjaya) 16,9 tỉ đồng tiền môi giới hợp đồng để Saigonbank - Berjaya gửi 209 tỉ đồng tại Vietinbank CN TP.HCM.
Nhiều sơ hở tạo điều kiện cho Như phạm tội
Cũng theo cáo trạng, trong một nguyên nhân và điều kiện để Như phạm tội là do ngân hàng Vietinbank đã có nhiều sơ hở trong các quy định. Sau khi cơ quan điều tra phát hiện ra sơ hở, Vietinbank đã sửa đổi lại quy định quyền của trưởng phòng được phê duyệt giao dịch chuyển tiền từ 50 tỉ xuống còn 1 tỉ/giao dịch…
Theo cáo trạng, hành vi lừa đảo của Như diễn ra từ tháng 6 đến cuối tháng 8.2011, trong thời gian này, Vietinbank CN TP.HCM đã tổ chức 2 đoàn kiểm tra tại phòng giao dịch Điện Biên Phủ nhưng Như hợp thức hóa số tiền chiếm đoạt bằng chứng từ lưu tại phòng giao dịch nên không phát hiện được sai phạm này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.