Theo kịch bản
diễn tập, 2 nhóm giang hồ
hỗn chiến làm 2 người bị thương và được đưa vào Bệnh viện Nhân dân (BVND) Gia Định cấp cứu vào sáng 30.11. Trong lúc các y, bác sĩ Khoa cấp cứu đáng nỗ lực cứu bệnh nhân, bảo vệ ngăn cản nhóm thứ nhất quậy quá thì nhóm thứ 2 lào vào
truy sát, không cho điều trị cho 2 nạn nhân bị thương.
Diễn tập xử trí vụ hỗn loạn ở Khoa Cấp cứu
Sự việc trở nên hỗn loạn khi một nhóm người mang theo hung khí tấn công, đập nát cửa kính ở Khoa cấp cứu, đe dọa người đang được cấp cứu, nhân viên y tế và cả người dân. Và nhóm nhóm lao vào tấn công nhau.
Các y bác sĩ đang cấp cứu cho nạn nhân bị thương trong vụ hỗn chiến
|
Nhiều người mang hung khí lao vào Khoa cấp cứu Bệnh viện Nhân dân Gia Định
|
Lúc này, bệnh viện buộc phải khởi động
quy trình báo động an ninh trật tự khẩn cấp (Code Grey) đến Công an Q.Bình Thạnh và toàn bệnh viện để huy động lực lượng đến trấn áp những người manh động. Đồng thời, nhân viên y tế cũng phát loa trấn an bệnh nhân và thân nhân giữ bình tĩnh.
Một số người mang hung khí tấn công sâu vào khu vực cứu chữa bệnh nhân
|
Chỉ ít phút sau, lực lượng công an có mặt và trấn áp những người mang hung khí, gây náo loại Khoa cấp cứu, đưa về trụ sở công an để xử lý.
Lực lượng công an có mặt trấn áp những người có hung khí và gây náo loạn Khoa Cấp cứu
|
Đây là khung cảnh diễn tập xử lý tình huống khẩn cấp gây mất an ninh trật tự tại (Code Grey) vào sáng 30.11 tại BVND Gia Định. Buổi diễn tập do Sở Y tế phối hợp với Công an Q.Bình Thạnh, Công an TP.HCM và BVND Gia Định thực hiện, có sự tham gia của nhiều bệnh viện trên địa bàn.
Sẽ triển khai Code Grey trên toàn TP.HCM
Chia sẻ tại buổi diễn tập, TS.BS Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định, cho biết 6 năm trước, có 2 nhóm guang hồ tìm nhau giải quyết tại Khoa Cấp cứu. Mặc dù có sự can thiệp kịp thời của bệnh viện, công an nhưng vụ việc vẫn gây lo lắng cho bệnh viện và ngành y tế.
Diễn tập giang hồ đại náo Khoa Cấp cứu
|
Cũng theo TS.BS Dũng, kết thúc chuyến tập huấn quản lý bệnh viện tại Úc, PGS.TS Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, đặt hàng bệnh viện làm hệ thống báo động các tình khẩn cấp trong bệnh viện và có thể ứng dụng tại các bệnh viện khác.
“Nhu cầu thực tế là mong muốn có môi trường khám, chữa bệnh an toàn, an ninh trật tự đảm bảo. Tuy nhiên, do điều kiện cơ sở vật chất cũ, kinh tế còn khó khăn nên tôi đặt hàng nhân viên bệnh viện với những gì sẵn có để làm. Và hệ thống báo gọi Auto Call ra đời 2 năm trước”, TS.BS Dũng nói.
Sau đó, bệnh viện làm thêm hệ thống báo động về an ninh trật Code Grey, báo cháy, báo động đỏ… một năm qua hệ thống hoạt động tốt. Để vận hành hệ thống báo động các tình huống khẩn cấp, mỗi tháng bệnh viện chỉ tốn khoảng 1 triệu đồng nhưng mang lại là an toàn tính mạng cho người dân, nhân viên y tế yên tâm hơn...
Quy trình Code Grey sẽ được áp dụng cho các bệnh viện thuộc Sở Y tế
|
Theo PGS.TS Tăng Chí Thượng, BVND Gia Định từng xảy ra nhiều sự cố và bệnh viện cũng đã hình thành
quy trình Code Grey. Quy trình huy động nhanh sự phối hợp công an quận, phường và ngăn chặn kịp thời nhiều vụ việc. Quy trình Code Grey sẽ áp dụng cho tất cả bệnh viện thuộc Sở.
Theo TS.BS Nguyễn Anh Dũng, đặc điểm chính của hệ thống phản ứng khẩn cấp giải quyết sự cố an ninh, trật tự trong bệnh viện đó là khi kích hoạt Code Grey thì ngay lập tức các lực lượng được phân công nhiệm vụ từ bảo vệ đến các nhân viên chuyên trách an ninh, trật tự trong bệnh viện, cho đến sự chi viện và hỗ trợ kịp thời của công an địa phương sẽ nhanh chóng có mặt tại hiện trường và ngăn chặn kịp thời các vụ gây rối an ninh, trật tự trong bệnh viện.
Trong năm 2019, có 31 trường hợp gây rối trật tự (mức độ 1) được đội an ninh bệnh viện xử lý nhanh chóng, và 2 trường hợp gây rối có nguy cơ đe dọa, hành hung, có sử dụng hung khí như dao nhọn (mức độ 3), tất cả đều được xử lý nhanh gọn, hiệu quả, không gây tổn hại về con người và tài sản.
|
Bình luận (0)