tin liên quan
Từ tượng Hai Bà đến tượng Trần Hưng Đạo 'trấn giữ' Bạch Đằng
|
“Một số người dân thường hay chọn Q.1 để gây sự chú ý. Do vậy công tác xây dựng lực lượng nòng cốt, triển khai công tác phòng chống tội phạm, khủng bố được quận xây dựng, quán triệt đến từng phường. Anh em cũng khá nhuần nhuyễn trong công việc này”, bà Yến cho hay.
Trao đổi thêm sau cuộc họp với báo chí, bà Yến cho hay việc di chuyển, chỉnh trang này hết sức bình thường nằm trong kế hoạch chung chỉnh trang các địa điểm văn hóa ở quận sau tết.
Riêng với tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo, sau khi lư hương được di chuyển thì việc thắp hương, dâng hương sẽ không diễn ra ở đây mà sẽ ở Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo.
“Một số người cho rằng việc làm này nhạy cảm nhưng tôi nghĩ đó là việc làm bình thường và được nhiều bà con ủng hộ”, bà Yến nói.
Hiện ở Q.1, ngoài tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo nằm ở Công trường Mê Linh (P.Bến Nghé) còn có Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo ở số 36 Võ Thị Sáu (P.Tân Định).
Tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo được xây dựng năm 1967Tượng Trần Hưng Đạo nằm ở công trường Mê Linh (Q.1). Thời Pháp thuộc, công trường này được đặt theo tên Đô đốc thủy quân người Pháp và từng là Thống đốc Nam Kỳ, Rigault de Genouilly. Ban đầu tượng của vị đô đốc thủy quân cũng được đặt nơi đây.
Năm 1955, ngày lễ Hai Bà Trưng được công nhận là ngày lễ chính thức ở miền Nam. Tháng 3.1962, chính quyền Ngô Đình Điệm khánh thành tượng Hai Bà Trưng ở công trường Mê Linh để vinh danh Hai Bà. Người dân Sài Gòn lúc đó vẫn quen gọi là tượng Hai Bà. Tượng do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ vẽ và điêu khắc Nguyễn Văn Thế thực hiện.
Tuy nhiên, do cách điêu khắc quá mới mẻ nên sau khi khánh thành, nhiều người dân Sài Gòn thấy tượng Hai Bà có nét phảng phất giống mẹ con bà Trần Lệ Xuân. Nên sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ, một số người đã tập trung ở công trường giật đổ tượng Hai Bà như muốn xóa bỏ “dấu tích” của phu nhân cố vấn tổng thống.
Đến năm 1967, tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo do nhà điêu khắc Phạm Thông sáng tác đã được đặt tại vị trí này. Bức tượng Hưng Đạo Đại Vương cao gần 6 m, đứng trên một bục lăng trụ tam giác cao gần 10 m. Mẫu tượng do Phạm Thông thiết kế là vị Đại tướng trong y phục võ tướng, một tay tì lên đốc kiếm, một tay chỉ xuống sông và nói: “Phen này nếu ta không phá xong giặc Nguyên, thề không bao giờ trở lại khúc sông này nữa”.
Niềm hạnh phúc của điêu khắc gia Phạm Thông là sau này có hai phiên bản tượng Trần Hưng Đạo được đúc để gắn ở Quy Nhơn, Vũng Tàu. Sau năm 1975, nhà điêu khắc Phạm Thông sang Mỹ định cư.
|
Bình luận (0)