Đón giao thừa dưới mặt đất

07/02/2016 18:00 GMT+7

Trong khi nhiều người đã được nghỉ vẫn có rất những công nhân mỏ đang ở lại để bảo vệ, canh gác cho những đường lò.

Trong khi nhiều người đã được nghỉ vẫn có rất những công nhân mỏ đang ở lại để bảo vệ, canh gác cho những đường lò.

Chị Nguyễn Thị Làn, 20 năm nay vẫn ngồi tại vị trí cửa lò này để đảm bảo việc đưa công nhân lên xuống hầm lò - Ảnh: Linh LinhChị Nguyễn Thị Làn, 20 năm nay vẫn ngồi tại vị trí cửa lò này để đảm bảo việc đưa công nhân lên xuống hầm lò - Ảnh: Linh Linh
Chúng tôi đến Công ty than Mông Dương (trụ sở tại phường Mông Dương, TP.Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) khi thời khắc năm mới Bính Thân đang đến rất gần.
Toàn bộ khu nhà của khối hành chính vắng tanh không còn một bóng người, những ngả đường xuống hầm lò cũng vắng vẻ không kém… Bí thư Đoàn công ty Lê Trọng Cường cho chúng tôi biết, cán bộ thuộc khối văn phòng của công ty cùng công nhân khai thác hầm lò đã được nghỉ bắt đầu từ sáng ngày 4.2 (tức 27 tháng Chạp âm lịch). Nhưng các công nhân thuộc bộ phận cứu hộ cứu nạn, thông gió, phân xưởng năng lượng, thoát nước vẫn phải chia ca trực 24/24 để đảm bảo an toàn cho hệ thống hầm lò.
tho-mo-giao-thua-o-ham-loAnh Nguyễn Văn Cừ, Đội trưởng đội cứu hộ đang kiểm tra những chiếc máy thở cách ly, một thiết bị cứu nạn - Ảnh: Linh Linh
Theo chân anh Cường chúng tôi đến với đội cứu hộ cứu nạn và phòng cháy chữa cháy của công ty. Tiếp chúng tôi trong căn phòng chừng hơn chục mét vuông nhưng chất đầy những thiết bị cứu hộ cứu nạn, Đội trưởng Nguyễn Văn Cừ (39 tuổi), người đã có thâm niên 18 năm là công nhân mỏ, nhiều năm làm việc tại đội chia sẻ, lực lượng cứu hộ hầu hết là người có nhà ở gần công ty để nếu không phải ca trực của mình thì vẫn có thể nhanh chóng có mặt cùng anh em trong kíp trực nếu xảy ra sự cố.
Anh Cừ cũng cho biết, đã nhiều tết anh trực cứu hộ và cũng rất nhiều năm nay anh không đón giao thừa ở nhà mà vào đội đón giao thừa cùng anh em để sẻ chia và động viên.
tho-mo-giao-thua-o-ham-loChị Nguyễn Thị Thủy đang vận hành hệ thống quạt gió - Ảnh: Linh Linh
Rời khỏi đội cứu hộ, chúng tôi đến với tổ vận hành quạt thông gió cách đội chỉ chừng 200m. Trò chuyện với chúng tôi giữa tiếng ù ù của quạt gió đang vận hành, Chị Nguyễn Thị Thủy (44 tuổi), cho biết bộ phận thông gió được coi là nơi làm sạch lá phổi của những đường lò chính, quan trọng trong lò nên mỏ nghỉ nhưng công nhân nơi đây không được phép nghỉ. Chị kể, chị làm việc tại nơi này ngay từ ngày đầu vào công ty và đến nay đã 19 năm. Chị không nhớ nổi đã bao nhiêu năm đón giao thừa trong phân xưởng và năm nay chị lại được phân công trực ca 3 (từ 22 giờ đến 7 giờ sáng hôm sau), đúng đêm giao thừa.
“Làm việc cả năm ai cũng muốn mấy ngày tết được chung vui bên gia đình. Nhưng công việc của mình là như vậy nên cũng quen rồi", chị Thủy nói.  
Chị Thủy cho biết thêm, biết phải trực tết nên chị đã động viên chồng con về quê nội ăn tết cùng ông bà cho ấm cúng. May mắn chồng chị cũng là một thợ lò vừa nghỉ hưu nên hiểu, cảm thông và luôn động viên chị.
tho-mo-giao-thua-o-ham-loBiết sẽ không đón giao thừa cùng gia đình nên Chung đã thu xếp đưa vợ con đi sắm tết. Vợ Chung cùng là công nhân mỏ nên hiểu và luôn động viên chồng - Ảnh: Linh Linh

Cũng như anh Cừ, chị Thủy cùng phải đón giao thừa tại nơi làm việc nhưng chị Nguyễn Thị Làn (52 tuổi, công nhân thuộc bộ phận vận tải hầm lò 1) còn thiệt thòi hơn khi phải làm việc dưới cửa lò, muốn vào đến nơi phải đi qua 3 lớp cửa. Ngồi một mình trong căn phòng nhỏ xíu dưới ánh đèn vàng vọt với toàn những bảng điện, cầu dao… chị Làn cho biết công việc của chị trong ca trực là giám sát công nhân, phát tín hiệu để vận hành hệ thống tời trục đưa người và thiết bị lên xuống hầm lò. Theo phân công năm nay chị sẽ đón giao thừa ngay tại nơi chị đang làm việc. “Tuy có buồn vì không ở bên gia đình nhưng bù lại công ty cũng quan tâm chuẩn bị vật chất cho lực lượng trực ca vào đúng giao thừa rất đầy đủ, lãnh đạo công ty năm nào cũng có mặt chúc tết và có nhiều anh em các bộ phận khác cũng cùng trực như mình nên cũng thấy vui, thấy ấm áp”, chị Làn nói.
Anh Đỗ Thanh Chung (31 tuổi, công nhân tại Phân xưởng Năng lượng, anh là một trong 13 công nhân đã ở lại để cứu đường lò cho đến giờ phút cuối mới rút tại trận mưa lut lịch sử vào tháng 7.2015), là người tết này cũng không được đón giao thừa tại nhà thì chia sẻ, năm nay là 4 năm anh không đón giao thừa cùng gia đình. Do phải đảm bảo nguồn điện nên phân xưởng của anh phải đảm bảo trực 24/24. Rất may vợ anh cũng là công nhân làm việc tại phân xưởng chế biến than nên hiểu và luôn động viên anh. Bản thân anh biết như vậy nên mấy ngày trước tết đã tranh thủ những lúc không đi ca đưa vợ con đi sắm tết và về chúc tết trước gia đình bên vợ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.