Biển sắp hết ô nhiễm?
Mới đây, doanh nhân Huỳnh Uy Dũng, được biết đến với tên Dũng “Lò vôi”, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đại Nam (Bình Dương), đã gây chú ý với dự án 10.000 tỉ đồng xử lý nước thải. Trong đó, vị đại gia này dành phần lớn nguồn đầu tư cho Đà Nẵng và hy vọng có thể giải quyết vấn nạn hệ thống xử lý quá tải dẫn đến sự cố tràn nước thải tự do ra biển, vịnh Đà Nẵng.
tin liên quan
Công ty mía đường xả nước thải trực tiếp ra môi trườngÔng Trương Quang Nghĩa, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, nhìn nhận Đà Nẵng dù đặt mục tiêu xây dựng thành phố môi trường nhưng sau 10 năm vẫn đối mặt với ô nhiễm, nhất là môi trường biển. Do đó, địa phương hoan nghênh và sẽ tạo mọi điều kiện để Tập đoàn Đại Nam đầu tư; trước mắt ưu tiên giải quyết nước thải, trả lại môi trường biển.
Ông Mai Mã, Giám đốc Công ty thoát nước và xử lý nước thải TP.Đà Nẵng, cũng đánh giá kế hoạch của ông Dũng “Lò vôi” là khả thi, trong đó công nghệ vi sinh được lưu tâm vì hiệu quả kinh tế. Nước thải sau xử lý được tái sử dụng cũng hợp xu thế, vì nhu cầu sử dụng nước ngày càng lớn mà nguồn nước không vô hạn. “Quan trọng là vấn đề công nghệ. Chỉ cần công nghệ tốt thì xử lý đạt, nước thải sau đó có thể uống được như ở nước ngoài”, ông Mã nói.
|
Tìm cách hợp tác
|
Dự án lớn nhất trong kế hoạch “khủng” này chính là công trình xử lý thoát nước khu vực ven biển phía đông TP, quy mô 2.450 tỉ đồng, do BQL dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và BQL dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên chủ trì thực hiện. Theo tính toán, dự án sẽ thu gom toàn bộ nước thải ra biển đi qua 2 quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn, đưa về trạm xử lý đạt chuẩn trước khi đổ ra lại môi trường. Như vậy, sau nhiều năm triển khai manh mún các dự án xử lý nước thải và lạc hậu so với tốc độ phát triển vì thiếu vốn, đến nay TP.Đà Nẵng đã huy đông được nguồn lực hùng hậu và khoản ngân sách lớn.
Ông Mai Mã phân tích thêm, hiện nguồn lực đầu tư lớn đã có, vấn đề còn lại là TP sẽ lựa chọn, phân kỳ thứ tự ưu tiên, trong đó bức bách nhất là xử lý xả thải ra biển, vịnh; tiếp đến là nâng cấp hệ thống thu gom, đầu tư công nghệ xử lý nước thải đạt chuẩn A cho các nhà máy, hệ thống cửa thu ngăn mùi... Ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở TN-MT, cũng cho rằng dự án của ông Huỳnh Uy Dũng rất khả thi, nhưng vấn đề khó nhất nằm ở cách triển khai. “Hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư xử lý nước thải đã được thống nhất, nhưng phương thức đầu tư vẫn còn rất khó. Vấn đề đặt ra bây giờ là TP phải sớm có một phương thức nào đó để thuận lợi cho nhà đầu tư và huy động nguồn lực xã hội”, ông Hùng nói.
Ông Hùng đơn cử, cho dù nhà đầu tư tâm huyết, bỏ tiền ra xây nhà máy nhưng liên quan đến đất đai thì phải qua đấu giá. Chưa kể, có những nhà đầu tư không cần lợi nhuận nhưng địa phương phải chịu chi phí vận hành, khiến cho mối quan hệ hợp tác rất phức tạp. Chính vì vậy, vấn đề đang đặt ra không đơn giản có tiền, công nghệ, tâm huyết là đủ; mà mà quan trọng nhất là cơ chế chính sách.
Bình luận (0)