Từ đó, ông Hảo cho hay không nên cứng nhắc hệ số điều chỉnh tăng thêm thu nhập (năm 2018 tăng 0,6 lần, năm 2019 tăng 1,2 lần, năm 2020 tăng 1,8 lần như đề án) mà đối với đơn vị đạt hiệu quả top đầu của TP.HCM cho phép áp dụng mức tăng 1,8 lần, tốp giữa tăng 1,2 lần, tốp cuối tăng 0,6 lần. Sau năm 2020, các đơn vị buộc phải hoàn thành các chỉ tiêu mà TP đề ra.
|
“Tôi hy vọng sau năm 2021, TP.HCM sẽ xin được nghị quyết mới để nâng trần 1,8 lần lên 3,6 lần chứ mức tăng 1,8 lần vẫn còn rất thấp so với đặc thù nhiều công việc như ở TP.HCM. Tôi tin rằng số lượng công việc, hồ sơ mà một số nơi ở TP.HCM phải giải quyết cao gấp 10 lần ở địa phương khác. Như ở Q.Tân Phú có phường phải giải quyết công việc cho gần 100.000 dân, tương đương với 3 huyện miền núi. Vậy thì lý do gì phải khống chế trần tăng là 1,8 lần”, ông Hảo nói và cho hay đề án cần chú ý việc áp dụng công nghệ thông tin để đẩy nhanh công việc, tiết kiệm chi phí.
Ngoài kiến nghị đẩy nhanh đề án để tạo động lực cho cán bộ, công chức ở TP.HCM, PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Giám đốc Học viện cán bộ TP.HCM, quan tâm đến việc đảm bảo sự công bằng, tránh sự cào bằng trong tăng thêm thu nhập. Từ đó đề án phải có tiêu chí rõ ràng, cụ thể và giao quyền đến mức nào cho thủ trưởng đơn vị trong việc đánh giá cán bộ, nhân viên. Nếu làm không tốt sẽ tạo sự tâm tư, thậm chí sự mất đoàn kết ở các cơ quan, đơn vị. Ông Ngân đề xuất cần có đề án đánh giá hiệu quả làm việc cán bộ, công chức.
Ông Lê Anh Tuấn, Phó ban Chính sách - pháp luật (Liên đoàn Lao động TP.HCM) cũng băn khoăn ngoài đối tượng cán bộ, công chức được tăng thêm thu nhập thì ở TP.HCM còn có cán bộ, công chức và viên chức không hưởng lương từ ngân sách TP.HCM mà hưởng theo ngành dọc như công an, quân đội, thuế, hải quan, tòa án, viện kiểm sát, bảo hiểm xã hội… nhưng vẫn đang thực hiện nhiệm vụ của TP.HCM. Do đó đề án cũng cần quan tâm lực lượng kể trên.
Bình luận (0)