Ngày 19.8, tin từ Văn phòng đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau cho biết nơi đây vừa có báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình sạt lở đê biển Tây của tỉnh.
tin liên quan
Sóng ‘ăn’ đê biển TâyTình hình sạt lở ven biển Tây trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong những năm gần đây diễn biến phức tạp, bình quân 15 m/năm, cá biệt có nơi lên đến 50 m/năm.
Theo đó, sạt lở ven biển tỉnh Cà Mau đang diễn ra khốc liệt. Mỗi năm bờ biển sạt lở vào sâu khoảng 15 m, có nơi đến 50 m; diện tích rừng phòng hộ mất khoảng 300 ha. Trong đó có hơn 40.000 m bờ biển bị sạt lở khá nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, nặng nhất là tuyến đê biển Tây khoảng 108 km, đai rừng phòng hộ hiện khá mỏng, nguy cơ vỡ đê có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trong khi đó trong tuyến đê này có hơn 26.000 hộ dân sinh sống và gần 129.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng hệ sinh thái nước ngọt.
Đặc biệt, tại tuyến đê biển Tây thuộc H.U Minh có 4 điểm sạt lở mới với chiều dài 648 m và đai rừng chỉ còn 2 - 5 m thì tới chân đê. Tại H.Trần Văn Thời phát sinh nhiều điểm sạt lở mới với tổng chiều dài hơn 1.000 m, nghiêm trọng nhất là khu vực từ Đá Bạc đến Kênh Mới (thuộc xã Khánh Bình Tây) và từ ấp Kênh Mới đến khu vực ven biển xã Khánh Hải với chiều dài 877 m. Tại đoạn sạt lở này gần như không còn rừng phòng hộ bảo vệ, sóng biển đánh trực tiếp vào chân đê, làm tăng nguy cơ vỡ đê.
Bình luận (0)