Đại tá Thái Doãn Mẫn, nguyên Phó ban An ninh T3 - T4, nguyên Phó giám đốc Công an TP.HCM, đã nhận xét như thế về công tác tình báo trong chiến dịch Mậu Thân 1968. Ông Mẫn cũng là người chỉ huy lực lượng tình báo, an ninh công an trực tiếp tham gia chiến dịch này.
tin liên quan
Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968: Những bài học lịch sử xương máuÔng Thái Doãn Mẫn cho biết năm 1956 cuộc tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam - Bắc đã không được tổ chức. Từ năm 1960, Mỹ chính thức nhảy vào cuộc chiến ở VN khi viện trợ cho chính phủ VN Cộng hòa (VNCH). Năm 1965, Mỹ và chư hầu đưa quân vào miền Nam với mục tiêu bình định miền Nam VN trong vòng 18 tháng. Tuy nhiên, kế hoạch này thất bại khi quân giải phóng từng bước giành được thắng lợi và chiếm được một số vị trí quan trọng ở miền Nam.
Theo ông Mẫn, từ năm 1967 chủ trương của T.Ư và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam VN là xây dựng lực lượng tại các khu vực nông thôn, thành phố để tiến hành chiến dịch tấn công gây bất ngờ cho địch. Từ đó giành được thắng lợi quyết định trên chiến trường miền Nam. Ông Mẫn cho hay, việc chọn thời điểm đánh lúc này là rất phù hợp vì lực lượng của ta đang ngày càng mạnh và việc chọn đánh đúng đêm giao thừa Tết Mậu Thân 1968 sẽ gây bất ngờ cho đối phương. Đặc biệt, cả Mỹ lẫn chính quyền VNCH đều nghĩ việc ta đánh vào Sài Gòn chỉ là động thái nghi binh, chưa kể Sài Gòn lúc đó là pháo đài bất khả xâm phạm.
|
Tham gia trong cánh quân của Bộ Tư lệnh tiền phương 2 đánh vào Tổng nha Cảnh sát do ông Võ Văn Kiệt, Bí thư Khu ủy T.4, tức Khu Sài Gòn - Gia Định dẫn đầu, ông Mẫn kể, từ 16 giờ 30 tết, ông cùng lực lượng ta bắt đầu hành quân từ Bình Chánh và đến 21 - 22 giờ đã có mặt ở Q.6. Trước đó, có 2 tiểu đoàn quân chủ lực đã ém sẵn quân ở trong khu vực nội đô Sài Gòn chờ lệnh. Dù chiến dịch Mậu Thân được lên kế hoạch rất kỹ càng và hoàn toàn bí mật nhưng theo ông Mẫn, do có thiếu sót trong việc tính toán, thống nhất giờ giấc phối hợp tác chiến dẫn đến tổn thất đáng tiếc.
Tại cánh quân của ông Mẫn, khi đội hình triển khai tiến công, do gặp đối phương phản kháng quyết liệt và được trang bị súng pháo, máy bay, bộ binh nên 2 tiểu đoàn của quân giải phóng bị thiệt hại nặng nề. Lực lượng biệt động chỉ đánh được một vài điểm rồi dần bị tiêu diệt. Kế hoạch đánh chiếm Tổng nha Cảnh sát không thành và buộc phải chuyển hướng rút quân.
tin liên quan
Đại tướng Phạm Văn Trà nói về sự kiện Mậu Thân 1968: 'Người trong cuộc mới hiểu...'Điệp viên trong chính quyền VNCH
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 dù gặp một số tổn thất và không giải phóng được miền Nam nhưng sau này, các chuyên gia quân sự ở hai phía đều nhận định chiến dịch là bước thắng lợi quyết định để Mỹ dần rút quân ra khỏi VN, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán ở Hiệp định Paris.
Riêng về lực lượng tình báo, ông Mẫn cho hay, từ Mậu Thân 1968, ngành tình báo công an đã có nhiều thành công mà trước đó chưa bao giờ đạt được. Đó là xây dựng được mạng lưới tình báo nội tuyến cao cấp nhất (đại tá quân đội và trung tá cảnh sát VNCH) kể từ thời kháng chiến chống Pháp, luồn sâu vào trong các cơ quan của Mỹ và VNCH như: Bộ Tổng tham mưu, Tổng nha Cảnh sát, Bộ Chiêu hồi, Nha Cảnh sát đô thành, Phủ đặc ủy T.Ư tình báo, Tổng liên đoàn Lao công VN và cả lực lượng đối lập với chính quyền VNCH... Chính những đầu mối này đã cung cấp các thông tin quan trọng để quân giải phóng bẻ gãy các đợt tấn công, truy quét mà Mỹ hay VNCH nhắm vào T.Ư Cục, căn cứ Khu Sài Gòn - Gia Định, căn cứ Khu 9...
Điển hình như tháng 7.1967, ông Mẫn nhận được thông tin tình báo từ Bộ Tổng tham mưu VNCH báo cáo rằng Mỹ sẽ tổ chức một cuộc tập kích quân sự bằng máy bay ở trại giam Sơn Tây, nhằm đánh tháo hơn 55 tù binh là phi công người Mỹ đang bị giam giữ tại đây. Ngay lập tức, thông tin được ông Mẫn báo cho Bộ Công an bằng đường dây riêng (người báo chỉ gọi chứ không nghe được - PV). Sau đó, Bộ Công an bí mật di chuyển những tù binh đến một trại khác khiến kế hoạch tập kích của Mỹ dù diễn ra nhưng thất bại. Sau năm 1975, gặp Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn, ông Mẫn đã được ông Hoàn khen vì đấy là thông tin tình báo đặc biệt có giá trị.
Ông Mẫn cho hay, sau cuộc Tổng tiến công Mậu Thân, dù quân giải phóng, biệt động bị thương vong lớn và bị đánh bật khỏi các đô thị nhưng lực lượng vũ trang công an vẫn tiến hành những trận đánh lớn nhằm vào cơ quan đầu não của Mỹ, VNCH. Đồng thời, lực lượng tình báo, điệp báo của công an hầu như bảo toàn lực lượng để tiếp tục phát triển, xây dựng lực lượng giành những thắng lợi sau này.
Sau cuộc Tổng tiến công Mậu Thân, dù quân giải phóng, biệt động bị thương vong lớn và bị đánh bật khỏi các đô thị nhưng lực lượng vũ trang công an vẫn tiến hành những trận đánh lớn nhằm vào cơ quan đầu não của Mỹ, VNCH. Đồng thời, lực lượng tình báo, điệp báo của công an hầu như bảo toàn lực lượng
|
Xây dựng nhiều cơ sở điệp báo ở miền Nam
Đại tá Thái Doãn Mẫn (năm nay 95 tuổi), tên thật là Huỳnh Xuân Nam, quê ở H.Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Từ tháng 3.1945, ông đã hoạt động trong phong trào Thanh niên Tiền phong (do các ông Huỳnh Văn Tiểng, Phạm Bá Tòng khởi xướng ở Sài Gòn), gia nhập Việt Minh rồi tham gia giành chính quyền ở Sóc Trăng. Năm 1954, ông Mẫn tập kết ra bắc. Năm 1961, ông làm đơn tình nguyện xin về lại miền Nam chiến đấu. Lãnh đạo Bộ chấp thuận, cử ông làm trưởng đoàn cán bộ công an cốt cán chi viện cho miền Nam gồm 250 người. Vào đến miền Trung, ông đã bàn giao 100 người cho Ban An ninh Khu 5, rồi tiếp tục đưa 150 người còn lại vào Nam bộ. Ở Tây Nam bộ, ban đầu ông làm Phó ban An ninh T3 phụ trách hai tiểu ban điệp báo và tuyên huấn. Tháng 7.1967, ông làm Phó ban An ninh T4 (Khu Sài Gòn - Gia Định) để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968. Ngay trong chiến dịch Tết Mậu Thân, ông đã chỉ huy một lực lượng An ninh T4 cùng hai tiểu đoàn mũi nhọn của quân giải phóng tấn công vào Tổng nha Cảnh sát VNCH gây nhiều thương vong... Sau 30.4.1975, ông làm Phó ban An ninh nội chính Sài Gòn - Gia Định rồi Phó giám đốc thường trực Công an TP.HCM.
|
Bình luận (0)