Ông già Sài Gòn 20 năm chữa bệnh hiểm nghèo miễn phí cho trẻ con

28/11/2015 14:28 GMT+7

Hơn 20 năm nay, lương y Nguyễn Văn Hòa Bình (ngụ Q.Thủ Đức, TP.HCM) miệt mài trị bệnh hiểm nghèo như: teo não, não úng thủy, nhược cơ,… cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và không lấy chi phí.

Hơn 20 năm nay, lương y Nguyễn Văn Hòa Bình (ngụ Q.Thủ Đức, TP.HCM) miệt mài trị bệnh hiểm nghèo như: teo não, não úng thủy, nhược cơ,… cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và không lấy chi phí. 

Đã hơn 20 năm nay, lương y Nguyễn Văn Hòa Bình chữa bệnh hiểm nghèo miễn phí cho trẻ em nghèo - Ảnh: Vũ PhượngĐã hơn 20 năm nay, lương y Nguyễn Văn Hòa Bình chữa bệnh hiểm nghèo miễn phí cho trẻ em nghèo - Ảnh: Vũ Phượng
VIDEO: Niềm vui của người mẹ khi con đỡ bệnh 
 
Lương y Nguyễn Văn Hòa Bình sinh năm 1954 trong một gia đình có truyền thống làm nghề y tại tỉnh Long An. Chính vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, thầy Bình đã được cha của mình cho đi theo tìm kiếm cây thuốc và "truyền nghề" các phối vị thuốc thành những bài thuốc chữa bệnh.
Nhắc lại về cơ duyên đến với nghề, thầy Bình kể: “Từ thời bao cấp, hễ bệnh là phải xin thuốc của nhà nước, mà bệnh gì thì cũng có một loại thuốc, nhà mình làm đông y thì không sao chứ nhìn người dân thấy thương lắm. Nên tôi quyết định theo nghề của gia đình. Giờ thì may mắn vì cuộc sống đủ đầy và có những đứa con hiếu thảo nên mình lại càng có điều kiện để làm việc thiện nguyện”.
Với hơn 40 năm trong nghề, thầy Bình cũng đã chữa trị cho hơn 1000 bệnh nhi mắc bệnh hiểm nghèo, ít còn hy vọng như: não úng thủy, teo não, tai biến mạch máu não, nhược cơ, bại não,…
Theo thầy Bình các trường hợp mà cha mẹ đưa các em tìm đến  thường là do gia đình không có khả năng chạy chữa theo chi phí ở bệnh viện hoặc do bệnh đã quá nặng không thể tiếp tục điều trị.
“Các trường hợp bị bệnh về não thường dị dạng bên ngoài nên nếu cha mẹ sợ kỳ thị hoặc xấu hổ mà cứ nhốt trẻ trong phòng kín thì bệnh sẽ ngày càng nặng thêm. Rất may mắn các bậc cha mẹ tìm đến tôi đều suy nghĩ tích cực và thông thoáng”, thầy Bình kể.
Trằn trọc mỗi lần nhận bệnh
Thầy Bình chia sẻ, với những bệnh nhi ông đều xem các bé như những người con, người cháu của mình. Đa phần các bé đều có tiến triển tốt sau quá trình điều trị, tuy nhiên cũng có những trường hợp dù cố hết sức nhưng cũng chỉ có thể làm bệnh không tiếp tục xấu đi.
Thầy Bình xem các bệnh nhi như con cháu của mình - Ảnh: Vũ PhượngThầy Bình xem các bệnh nhi như con cháu của mình - Ảnh: Vũ Phượng
Thầy kể: “Người cha người mẹ nào tìm đến cũng khiến tôi phải trằn trọc suy nghĩ. Vì họ đều đã chạy chữa khắp nơi nhưng vô vọng, sau đó họ tìm đến và nói đặt hết niềm tin vào tôi. Có những em bệnh nặng tới mức chỉ chờ tới ngày mất, nhưng tôi cũng không dám nói với gia đình. Thay vào đó là cố gắng làm hết những gì bản thân có thể để bệnh tình của các em không tiếp tục xấu đi”.
Nói đến đây thầy Bình khựng lại, đôi mắt thoáng buồn nhìn xa xăm về hướng phòng bào chế thuốc và nhắc về một bệnh nhi tại chợ Rạch Giá (Kiên Giang) bị oằn cột sống và não co cứng.
Khi đưa bé đến, cả cơ thể của bé đã cứng như đá, mẹ bé thì nước mắt ngắn dài kể lại đã đi mấy trăm bác sĩ, mấy trăm người thầy với hy vọng mong kéo dài sự sống cho đứa con của mình, nhưng đều không có kết quả.
“Năm đó bé đã 13 tuổi, mình biết chắc là 3 năm nữa bé sẽ mất. Vì bệnh này thường các bé sẽ không sống qua được tuổi 16 nên mình. Nhưng niềm tin và ánh mắt hy vọng của người mẹ lại ăn sâu vào tâm trí nên tôi không thể nói ra chuyện đau lòng. Sau khi uống thuốc nửa tháng, bé có nhiều tiến triển. Nhưng một thời gian sau tôi không thấy gia đình liên hệ lấy thuốc, vậy là tôi hiểu chuyện gì đã xảy ra”, thầy Bình tâm sự.
Gửi thuốc tận nơi
Chị Nguyễn Thị Hương Thơm (33 tuổi, quê Hà Nam) có con trai bị nhược cơ và não có nang dịch khoang nhẹn vùng chẩm phía sau. 500 ngày từ khi sinh con chị luôn phải bế bồng trên tay vì cơ thể bé mềm nhũn và đầu oặt ra sau. Họ hàng, bà con làng xóm đều khuyên chị hãy mang bé bỏ đi vì để bé sống tiếp sẽ là những chuỗi ngày đau khổ với bé và với cả chị.
Thầy Bình chia sẻ chuyện về những bệnh nhi mình chưa từng gặp mặt - Ảnh: Vũ PhượngThầy Bình chia sẻ chuyện về những bệnh nhi mình chưa từng gặp mặt - Ảnh: Vũ Phượng
Nhưng với đứa con mình đứt ruột đẻ ra, chị Thơm mặc kệ những lời khuyên ngăn, chạy vạy nhiều nơi để đủ tiền cho cậu con trai bé bỏng làm phẫu thuật.“Sau thời gian điều trị 5 tháng tại Bệnh viện nhi T.Ư, Ban giám đốc đã hội chẩn và thông báo với gia đình cho bé về quê và còn sống được ngày nào hay ngày đó”, chị Thơm kể.
Chị Thơm tiếp lời: “Giữa lúc tuyệt vọng nhất tôi được một người cho số điện thoại nói là thầy Bình ở Sài Gòn chữa bệnh hay lắm. Ngay từ cuộc điện thoại đầu tiên, thầy đã bảo tôi gửi tất cả hồ sơ bệnh án vào cho thầy, rồi thầy gửi thuốc ra tận nơi cho tôi mà sẽ không lấy bất kỳ một khoản nào với điều kiện tôi phải luôn lạc quan”.
Chưa hết, sau thời gian dài ẵm bồng con ngay từ sau sinh, chị Thơm bị thoát vị đĩa đệm nặng. Hiểu và thông cảm, mỗi tháng thầy Bình đều gửi thuốc ra tận nơi cho hai mẹ con.
Nói về sức khỏe của con trai, chị Thơm vui mừng cho biết hiện tại bé đã biết đi, biết nói và biết nhận thức như những đứa trẻ bình thường.
Tương tự trường hợp của chị Nguyễn Thị Kim Thân (46 tuổi, ngụ Q.Thủ Đức, TP.HCM) có con bị tự kỷ tăng động, quăng đập đồ đạc trong nhà thường xuyên, không nghe lời người lớn và ngủ nghỉ không ổn định.
“Mặc dù đã được chạy chữa ở nhiều nơi nhưng cũng không có kết quả. Cho đến khi lấy thuốc ở thầy Bình thì bé đằm tính hơn. Mới đây, lúc làm rớt ly nước bé tự đỡ được, tức là đã bắt đầu biết phản xạ. Cả nhà thấy vậy cười quá trời”, chị Thân tâm sự.
Thắp lên niềm tin
Còn chị Lê Cẩm Hương (sống tại TP.HCM) có con 4 tuổi rưỡi bị móp não và chậm phát triển do sinh lâu cho biết bé phải thường xuyên đối mặt với những cơn ức chế do máu tụ ở não.
Ngoài ra, thầy Bình cũng viết sách về Đông y - Ảnh: Vũ PhượngNgoài ra, thầy Bình cũng viết sách về Đông y - Ảnh: Vũ Phượng
Nhìn vào đôi mắt ngây dại của cậu con trai ngồi chơi giữa nhà, chị Hương lại lén lau nước mắt và nói: “Trước bé không ngồi được, lại hay lấy tay tự đập mạnh vào đầu vì bị những cơn đau thể xác hành hạ. Nhìn mà xót xa. May sao qua ti vi tôi được biết đến thầy Bình nên đưa bé đến đây, sau khoảng 5 tháng uống thuốc thì giờ mới có thể cứng cáp tự ngồi chơi. Nhiều khi như tuyệt vọng, con đau một, mình đau mười nên dù chục năm hay vài chục nào tôi cũng vẫn tìm cách chữa trị cho con”.
Nhiều trường hợp ở xa không có điều kiện thì chỉ cần điện nói chuyện qua điện thoại thầy Bình cũng gửi thuốc tới tận nơi. Giải thích về việc làm thiện nguyện của mình, thầy Bình chỉ vỏn vẹn: “Tất cả chỉ vì tình thương yêu của thầy với trẻ em”.
Hơn 20 năm cũng qua đi, tấm lòng và các bài thuốc của thầy Bình có thể không chữa trị hết bệnh, hay các sống được tất cả các em bé không may, nhưng cũng thắp lên hy vọng cho một số gia đình. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.