Thảm nạn ở vùng cao Quảng Nam: Chạy đua cứu nạn với thời tiết

3 vụ sạt lở, 19 người chết, 20 người mất tích Vì sao miền Trung xảy ra hàng loạt vụ sạt lở? Dồn sức khắc phục hậu quả bão lũ

Liên tiếp xảy ra sạt lở núi kinh hoàng, từ Trà Leng, Trà Vân (H.Nam Trà My) kéo sang Phước Lộc (H.Phước Sơn). Vùng cao Quảng Nam đang gặp thảm nạn nhưng thời tiết lại gây bất lợi cho công tác cứu nạn.

Những nước mắt tuyệt vọng đầy ám ảnh trong thảm nạn sạt lở ở Trà Leng

Tối 29.10, hơn 400 cán bộ, chiến sĩ quân khu gồm lực lượng công binh, thông tin, lực lượng vũ trang địa phương... đã tới được hiện trường vụ sạt lở ở Bắc Trà My (Quảng Nam) và khẩn trương triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn cùng lực lượng tại chỗ.

Xuyên đêm mở đường

Trước đó, ngay từ rạng sáng qua 29.10, lực lượng công binh thuộc Quân khu 5 đã nhắm hướng hiện trường sạt lở kinh hoàng khiến nhiều người mất tích tại xã thôn 1, xã Trà Leng (H.Nam Trà My). Đoàn cứu nạn gồm nhiều phương tiện, xe thông tin, xe hậu cần và lực lượng cứu nạn. Tuy nhiên, tuyến QL40, con đường độc đạo từ H.Bắc Trà My dẫn lên hiện trường sạt lở (tại H.Nam Trà My) có nhiều cây cối, cột điện ngã đổ chắn ngang…

Nét mặt đau đớn của em bé Trà Leng được cứu chiều 29.10

PV Thanh Niên theo đoàn công tác từ 2 giờ sáng. Hàng chục chiến sĩ công binh liên tục triển khai mở đường, thông tuyến những đoạn sạt lở. Thượng tá Hà Ra Diệu, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự H.Nam Trà My, báo tin xấu:
Từ trung tâm H.Bắc Trà My vào đến khu vực sạt lở (thôn 1, xã Trà Leng) có đến 10 điểm sạt lở nghiêm trọng trên quãng đường 53 km.

Xuyên đêm mở đường vào nơi sạt lở khiến hơn 50 người mất tích ở Quảng Nam

Đến 9 giờ 30 phút, Sở Chỉ huy tiền phương đóng tại H.Bắc Trà My họp khẩn, bàn phương án cứu nạn. Ông Hồ Quang Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, khẳng định đường bộ vẫn là phương án tiếp cận hiện trường khả thi nhất, dù sạt lở nặng. Thực tế, ông Bửu nhận định đúng. Vì tuyến đường thủy “băng” qua lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2, PV Thanh Niên cũng thử ngồi thuyền đi theo hướng ấy nhưng cuối cùng bị tắc bởi cây rừng, rác dày đặc ngăn cản.
Thảm nạn ở vùng cao Quảng Nam: Chạy đua cứu nạn với thời tiết

Hiện trường vụ sạt lở Trà Leng, Nam Trà My (Quảng Nam) đang được lực lượng Quân khu 5 tìm kiếm

Ảnh: Việt Hùng

Kinh hoàng đường thủy đặc rác chắn lối vào hiện trường sạt lở ở Nam Trà My

Trong khi đó, trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN, nhận định thời điểm đó cần đến lực lượng tại chỗ để tham gia tìm kiếm cứu nạn. “Bên cạnh việc dốc toàn lực thông đường bộ, chúng ta không chờ đợi mà phải bằng cách đưa lực lượng nhỏ lẻ vào bằng nhiều chuyến, từ đó tăng cường lực lượng tại chỗ triển khai tìm kiếm. Đặc biệt lưu ý, chúng ta chỉ còn 2 - 3 ngày thời tiết tốt nên phải thực hiện gấp rút ngay từ bây giờ”, trung tướng Bình nói.
Tối 29.10, ông Hồ Quang Bửu thông tin lúc 16 giờ chiều cùng ngày, lực lượng chức năng Quân khu 5, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam đã chính thức “hợp quân” với lực lượng cứu nạn tại chỗ để tìm kiếm nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở núi ở thôn 1, xã Trà Leng (H.Nam Trà My làm 11 nhà dân (với 53 nhân khẩu) bị vùi lấp, mất tích. Đến 15 giờ chiều 29.10, lực lượng tại chỗ đã tìm được 33 nạn nhân còn sống và 6 thi thể bị vùi lấp. “Lực lượng cứu nạn tập trung tối đa phương tiện, nhân lực để tìm kiếm 14 người mất tích. Chúng tôi tranh thủ thời tiết thuận lợi để làm xuyên đêm, hy vọng sẽ tìm thấy những nạn nhân còn lại”, ông Bửu nói.
Trong khi đó, ở vụ sạt lở tại xã Trà Vân (cùng H.Nam Trà My), lực lượng cứu nạn tại chỗ đã khẩn trương ứng cứu 12 người bị thương và tìm được 8 thi thể.

Thảm họa sạt lở ở Nam Trà My: Dốc toàn lực ngày đêm tìm kiếm người mất tích

Thảm nạn ở vùng cao Quảng Nam: Chạy đua cứu nạn với thời tiết

Lực lượng Quân khu 5 xuyên đêm cắt cây ngã đổ mở đường QL40 để tiếp cận điểm sạt xã Trà Leng, H.Nam Trà My

ẢNH: HUY ĐẠT

Nỗi đau thấu trời

PV Thanh Niên theo đoàn công binh dẫn đường đi bộ men theo đường mòn hướng vào hiện trường thôn 1, xã Trà Leng. Khung cảnh thôn 1 hiện ra tan hoang đến khiếp sợ. Nhà cửa chỉ còn là đống đổ nát lấp sâu dưới đất đá. Cây xanh ngã đổ, đường lầy lội bùn đất. Rất nhiều người thân từ dưới xuôi tất tả kéo lên đang hồi hộp chờ thông tin từ hiện trường đưa ra…

Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho lực lượng cứu nạn

Hôm qua (29.10), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục có công điện yêu cầu khẩn trương cứu nạn, khắc phục hậu quả sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Thủ tướng yêu cầu Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bí thư và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, Tư lệnh Quân khu 5 và các đơn vị liên quan tiếp tục tập trung chỉ đạo các lực lượng khẩn cấp tìm kiếm, cứu nạn các nạn nhân; bằng mọi cách, mọi phương tiện đưa lực lượng và phương tiện cứu hộ cứu nạn tiếp cận nhanh nhất đến các khu vực bị sạt lở có người bị vùi lấp. Khẩn trương huy động các lực lượng tại chỗ, triển khai mọi phương án, hướng tiếp cận như di chuyển bằng đường mòn, đường rừng, đường bộ, đường thủy, phương tiện bay… để tiếp cận, tổ chức cứu nạn và cấp cứu những người còn sống.
Thủ tướng lưu ý do điều kiện địa hình, thời tiết còn diễn biến phức tạp, nguy cơ sạt lở đất rất cao, vì vậy phải bảo đảm tuyệt đối an toàn cho lực lượng kiếm cứu nạn.
 C.Hiếu              
Lớn tiếng gọi các thanh niên từ các thôn lân cận đến tiếp ứng, già làng thôn 1, xã Trà Dơn (H.Nam Trà My) Nguyễn Ngọc Anh gương mặt bần thần. Ông không thể tin những điều tồi tệ nhất lại xảy đến với những đồng bào… Già Anh kể, khi nhận tin dữ từ Trà Leng, ông chết lặng. Nhưng rồi trấn tĩnh trở lại, ông cùng hơn 50 người dân xã Trà Dơn nhắm hướng Trà Leng chạy tới. “Hơn 5 lần đi rồi phải quay về do đường bộ sạt lở, chúng tôi dùng ghe vượt sông Tranh, sau đó tiếp tục lội bộ băng rừng. Mất hơn nửa ngày, đến rạng sáng 29.10 mới tới nơi. Con đường dẫn vào thôn lúc đó tràn ngập đau thương”, già Anh nghẹn ngào.

Toàn cảnh thiệt hại thảm khốc vì bão số 9 càn quét miền Trung

Anh Hồ Tấn Cường (thôn 1, xã Trà Leng) may mắn thoát nạn trong vụ lở núi, kể trong thảng thốt: “Tôi chạy trong vô thức khi nghe tiếng ầm ầm. Sau khi thoát chết, quay lại, thì người thân đã bị chôn vùi. Tôi thấy trước mắt mình có 4 người bị vùi lấp chỉ còn trơ lại chân tay. Khi cố kéo khỏi đống đổ nát thì họ đã tử vong. Hai người còn lại thì bị lũ cuốn đi, ngay trước mắt tôi”.
Thảm nạn ở vùng cao Quảng Nam: Chạy đua cứu nạn với thời tiết

Người dân tìm kiếm được thi thể nạn nhân trong vụ sạt lở kinh hoàng

Thắp nén nhang trên bàn thờ lập vội, chị Hồ Thị Hồng (thôn 1, xã Trà Dơn) bàng hoàng ngồi cạnh thi thể người em trai. Chị kể, hôm 28.10 trời đổ mưa to, cảm thấy bất an chị đã nhắn tin dặn dò em trai (đang ở Trà Leng) hạn chế ra đường tránh cây ngã đổ. Nhưng có ai ngờ sự cố xảy ra ban đêm… “Người đồng bào thiểu số ở Trà Leng tìm thấy người thân thì sau vài giờ đã an táng theo phong tục. Đến chiều nay (29.10 - PV) họ đã an táng 7 người rồi. Còn em trai tôi thì nằm chờ lại đây, đợi lực lượng chức năng thông đường rồi sẽ đưa về miền xuôi để làm lễ mai táng”, chị Hồng khóc nghẹn.
Đến chiều 29.10, thời tiết bắt đầu nổi gió, mây đen kéo đến... Một cơn mưa rừng lại sắp kéo đến.

Sạt lở kinh hoàng ở Nam Trà My: Mất liên lạc với Bí thư xã Trà Leng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.