Tố cáo sao phải viết 'đơn'!

23/11/2017 17:04 GMT+7

Theo ông Nguyễn Mai Bộ, Uỷ viên Thường trực UB Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, việc tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật là xây dựng Nhà nước, chính quyền, nhưng bắt người tố cáo phải có đơn là không hợp lý.

Chiều nay 23.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo luật Tố cáo (sửa đổi). Giơ bảng tranh luận với các đại biểu trước đó đã bày tỏ quan điểm đồng tình với dự thảo luật, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nguyễn Mai Bộ cho rằng dự thảo luật quy định về hình thức tố cáo bằng đơn tố cáo là không chính xác về mặt ngôn ngữ pháp lý, mẫu thuẫn ngay trong phần giải thích từ ngữ khi cho rằng “tố cáo là cá nhân báo cho cơ quan tổ chức có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật”. “Đọc từ đơn trong dự thảo này tôi cảm thấy rất thương cho 2 từ nhân dân viết hoa mà Quốc hội khóa 13 rất trân trọng. Bây giờ xây dựng Nhà nước mà phải có đơn thì tôi cho rằng là không chính xác”, đại biểu nói và đề nghị ban soạn thảo thay hình thức tố cáo từ “đơn” sang thành “văn bản”.

tin liên quan

Đơn tố cáo nặc danh cũng có thể được xem xét
Sáng 14.3, Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì phiên họp của Ủy ban Thường vụ QH (TVQH) cho ý kiến về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Tố cáo.
Góp ý cho dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An đánh giá luật Tố cáo được cử tri đặc biệt quan tâm song có nhiều vấn đề chưa ổn: “Để bảo vệ an toàn người tố cáo, dự thảo đã quy định người bị tố cáo được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi chưa có kết luận của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Tôi đồng tình cao với quy định này nhưng biện pháp vẫn chưa đủ, thực tiễn cho thấy đến kỳ bầu cử, bổ nhiệm cán bộ, do động cơ không thích thì đạp đổ, viết đơn thư nặc danh làm hại người ta, được vạ thì má đã sưng, đây là thực tế Quốc hội cần cân nhắc bảo vệ. Tuy nhiên khi đã có cơ chế bảo vệ cho người tố cáo rồi thì người tố cáo cũng cần được đối xử một cách bình đẳng. Xét dưới góc độ xã hội, tố cáo có nhiều điểm tích cực trong đấu tranh chống lại cái xấu, tiêu cực, góp phần không nhỏ vào xây dựng chính quyền Nhà nước”, ông Cầu nói.
Ông Nguyễn Hữu Cầu cũng cho rằng cần phải xem xét trách nhiệm đối với cán bộ đã nghỉ hưu khi bị tố cáo bởi một số lý do: Thứ nhất trong thực tiễn xảy ra nhiều câu chuyện buồn khi nhiều cán bộ lãnh đạo cận kề thời gian nghỉ hưu đã không vượt qua sự cám dỗ bình thường, làm trái công vụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng và Nhà nước. Từ đó mới dẫn đến hội chứng nhiệm kỳ cuối, chuyến tàu vét cuối cùng, ga cuối cùng. Thứ hai, luật Phòng chống tham nhũng quy định nguyên tắc xử lý tham nhũng là người có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác vẫn bị xử lý, do đó luật Tố cáo không lẽ triển khai theo hướng ngược lại”, ông Cầu cho hay.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.