tin liên quan
Tổng tiến công Xuân Mậu Thân làm nên 'dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ'
|
Tổng bí thư đã khen ngợi sự mưu trí, dũng cảm của gia đình ông Trần Văn Lai cũng như lực lượng Biệt động Sài Gòn xây dựng hầm chứa vũ khí ngay trong lòng nội đô, từ đó tiếp sức, góp phần làm nên chiến công của cuộc tổng tiến công.
Tổng bí thư cũng hỏi thăm sức khỏe mọi người và thắp hương tại bàn thờ Tổ quốc ghi công để tưởng nhớ các chiến sĩ biệt động đã anh dũng hy sinh trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
|
|
|
|
Trò chuyện với PV Thanh Niên sau khi đón tiếp Tổng bí thư, bà Đặng Thị Thiệp, vợ ông Trần Văn Lai (đã mất), cho hay căn nhà nơi làm hầm chứa vũ khí bí mật được gia đình mua năm 1965 sau khi có lệnh từ cấp trên. Gia đình đã mua 3 căn nhà liền kề nhau nằm trong hẻm để tránh địch nghi ngờ.
|
Sau đó suốt 3 năm, từ 1965 đến 1968, gia đình đào hầm trong căn nhà. Năm 1967, lực lượng biệt động bắt đầu vận chuyển vũ khí về đây. Tổng cộng có 8 chuyến chở vũ khí được tập kết tơi nơi này.
Bà Thiệp kể thêm sau cuộc tổng tiến công, căn hầm bị lộ. Chính quyền Việt Nam cộng hòa đưa lính tới bắt bớ, truy đuổi khiến gia đình bà phải bỏ nhà. Ba căn nhà đã bị chính quyền Việt Nam cộng hòa tịch thu và trưng dụng. Có căn còn bị bán qua bán lại cho nhiều người chủ. Sau 30.4.1975, ba căn nhà được trả lại cho gia đình ông Trần Văn Lai, sau đó làm di tích lịch sử tưởng nhớ cuộc tổng tiến công.
“Từ trước tới nay gia đình và hầm chứa vũ khí bí mật thường đón các lãnh đạo tới thăm. Dịp 50 năm kỷ niệm cuộc tổng tiến công Mậu Thân được đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới thăm nên gia đình rất tự hào và hãnh diện”, bà Thiệp nói.
Chiến sĩ biệt động hết sức ngỡ ngàng khi ông Lai khui hầm bí mật
Ông Phan Văn Hôn, chiến sĩ Biệt động Sài Gòn tham gia trận đánh vào dinh Độc Lập, cho biết đây là hầm chứa vũ khí trong chiến dịch Mậu Thân 1968 cho đội 5 Biệt động Sài Gòn tấn công vào dinh Độc Lập. Cái hay khi xây dựng hầm là ngay cả số biệt động tham gia trận đánh dinh Độc Lập cũng không biết về căn nhà cũng như hầm chứa vũ khí này.
“4 giờ chiều 29 tết, toàn đội tập trung ở căn nhà để chờ lệnh. Khi đó anh em chưa biết đánh ở đâu và vũ khí lấy ở đâu. 4 giờ 30 phút chiều, anh Năm Lai (ông Trần Văn Lai) khui hầm vũ khí ra khiến anh em có mặt ở đó hết sức ngỡ ngàng. Ngay trong thành phố đông đúc như vậy mà có hầm chứa vũ khí rất lớn, rất nhiều như vậy. Khi đó anh em biệt động xác định đây là trận đánh lớn rồi”, ông Hôn cho biết. Toàn đội 5 lúc đó 15 người, thêm ông Lai, cán bộ cơ sở, là 16 người. Tuy nhiên, khi đánh cấp trên không cho ông Lai đánh mà bảo phải ở lại để bảo vệ cơ sở này. Đến 9 giờ tối, đội 5 mới biết mục tiêu của đội là đánh vào dinh Độc Lập, cơ quan đầu não của chính quyền Việt Nam cộng hòa. Bản thân ông Hôn lúc đó mới 22 tuổi. |
Một số hình ảnh mà PV Thanh Niên ghi được tại hầm bí mật cất giấu vũ khí:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bình luận (0)