Trường Sa, tháng 4.2021 - Kỳ 2: Tàu Trung Quốc tập trung ở Ba Đầu từ năm 2020

Mai Thanh Hải
Mai Thanh Hải
29/04/2021 10:32 GMT+7

Đầu năm 2020, trong khi thế giới phấp phỏng lo cho Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 , thì Trung Quốc chỉ quan tâm đến Biển Đông, âm thầm tăng cường tàu cá xuống Trường Sa, tập trung ở bãi Ba Đầu.

Chuyến chở hàng đầu tiên của năm 2020 từ TP.Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) ra các trạm hải đăng ngoài Trường Sa của tàu Hải Đăng 05 (Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Biển Đông và hải đảo, Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Miền Nam, Bộ GTVT) là vào đầu tháng 3.2020.

Một phần đội hình tàu cá Trung Quốc xếp thành nhiều hàng trong bãi Ba Đầu. Ảnh chụp vào 4.2021

Ảnh: Mai Thanh Hải

“Từ đảo Nam Yết xuống Sinh Tồn, thấy tàu cá Trung Quốc đi từng nhóm 3 - 5 chiếc rất bất thường. Anh em bảo nhau "Sao hội này năm nay nghỉ Tết nhanh, đi làm sớm thế". Đến Sinh Tồn neo lại, nhìn rada và tìm hiểu, mới biết là Trung Quốc đang tập trung tàu thuyền ở bãi Ba Đầu”, thuyền trưởng Trần Văn Nga kể vậy và lắc đầu: “Khoảng trên 100 chiếc”.

Tháng 4.2020, thời tiết rất thuận lợi cho việc khai thác hải sản, nhưng các tàu cá Trung Quốc nằm trong bãi Ba Đầu buộc dây neo rất chắc chắn, không đánh bắt như thường lệ

Ảnh: Mai Thanh Hải

Tháng 3 bà già đi biển”. Trong khi các tàu cá Việt Nam trọng tải chỉ vài chục đến vài trăm tấn ngược xuôi đánh bắt, khai thác hải sản thì các tàu cá Trung Quốc vỏ sắt, trọng tải cả nghìn tấn lại neo chặt ở khu vực Ba Đầu. Một số tàu vào hồ sâu trong bãi, neo cạnh những chiếc đã đậu từ thời gian dài trước đó, san sát nhau như bè nổi mấy chục chiếc. Một số khác thì neo đậu ở những vị trí thuận lợi ngoài bãi, không cho tàu thuyền của các nước khác có cơ hội lại gần, không có chỗ vào đánh bắt khai thác bên trong bãi.

Các tàu cá Trung Quốc neo phía ngoài mép xanh, gần điểm nhô lên của bãi cát trên bãi Ba Đầu, khi thủy triều xuống và nước rút cạn. Ảnh chụp vào 4.2020

Ảnh: Mai Thanh Hải

Thời điểm tháng 4 - 5.2020, chỉ riêng lượng tàu cá Trung Quốc neo đậu trong bãi Ba Đầu đã hơn 100 chiếc. Số neo đậu vòng ngoài và lang thang cảnh giới từ xa đến gần, cũng khoảng gần 100 chiếc.
“Chủ yếu là tàu có nguồn gốc từ tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam của Trung Quốc”, một cán bộ hải quân cho biết vậy và khẳng định: “Từ cuối năm 2020, có thêm đội hình tàu dân binh mang chữ hiệu Quỳnh Tam Sa tăng cường xuống Trường Sa. Số dân binh hiện đại này cảnh giới quanh các căn cứ Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi đá cưỡng chiếm của Việt Nam để làm nhiệm vụ bảo vệ. Số khác cảnh giới gần các đảo của ta, các tàu trực bảo vệ chủ quyền... sẵn sàng ngăn cản khi ta nhổ neo đi làm nhiệm vụ”.

Tàu CSB - 8005 của Vùng Cảnh sát biển 3 trực bảo vệ chủ quyền trên vùng biển Sinh Tồn Đông. Ảnh chụp năm 2020

Ảnh: Mai Thanh Hải

Trước tình hình này, Bộ Quốc phòng đã điều tàu CSB-8005 của Vùng Cảnh sát biển 3 và một số tàu vận tải quân sự của Lữ đoàn 955 (Vùng 4 hải quân) ra Trường Sa, phối thuộc cùng với các tàu Kiểm ngư, Cảnh sát biển đang trực, bảo vệ chủ quyền.
Một số hình ảnh tàu cá Trung Quốc neo đậu trái phép tại bãi Ba Đầu của Việt Nam trong năm 2020.

Các tàu cá Trung Quốc neo đậu ở bãi Ba Đầu, phía đông bắc đảo Sinh Tồn Đông. Ảnh chụp vào 8.2020

Ảnh: Mai Thanh Hải

Các tàu Trung Quốc neo đậu chỉ cách mép xanh đảo Sinh Tồn Đông khoảng 4 - 5 hải lý (khoảng 8 km)

Ảnh: Mai Thanh Hải

Bãi Ba Đầu cuối năm 2020

Ảnh: Mai Thanh Hải

2 tàu cá có giàn cẩu trọng lượng lớn (bên trái) nằm nấp trong đội hình tàu cá Việt Đài Ngư của tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Ảnh chụp vào tháng 12.2020

Ảnh: Mai Thanh Hải

Đội hình tàu cá tỉnh Hải Nam nằm trong bãi Ba Đầu. Ảnh chụp vào tháng 12.2020

Ảnh: Mai Thanh Hải

Tàu cá đậu san sát nhau dài ngày

Ảnh: Mai Thanh Hải

Mỗi hàng đều trên 10 tàu, thậm chí trên 20 chiếc

Ảnh: Mai Thanh Hải

Một tàu cá Việt Nam (trái) bất chấp đội hình tàu cá Trung Quốc neo đậu, vẫn vào bãi Ba Đầu khai thác hải sản, khẳng định chủ quyền Trường Sa. Ảnh chụp vào tháng 12.2020

Ảnh: Mai Thanh Hải

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.