• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Tự làm 3 đồ chơi vui, an toàn cho trẻ nhỏ

23/03/2016 02:51 GMT+7

Chơi cùng con không chỉ giúp mối quan hệ giữa ba mẹ và con cái ngày càng thân thiết, gần gũi hơn mà qua đó giúp con cái kich thích trí tuệ, khả năng quan sát...

Bài: Kim Ngọc

 

Làm đất nặn an toàn

Chơi với đất nặn luôn thú vị đối với tất cả trẻ nhỏ và cả người lớn. Từ đất nặn, bé và cha mẹ có thể tạo hình các con vật, trái cây, nấu ăn hay thậm chí làm ra rất nhiều những đồ vật giống như thật nếu cả mẹ và bé đều khéo tay. Tuy nhiên, chúng ta thường hay lo lắng về các loại đất nặn bán sẵn. Bạn có thể tự làm đất nặn từ bột mì, bột ngô và trữ trong ngăn mát tủ lạnh cho trẻ chơi dần. Dưới đây là một cách làm đơn giản mà bạn có thể áp dụng.

 

Figurines from Clay Critters

 

Nguyên liệu:

  • Bột mì, nước, một ít muối
  • Màu thực phẩm

 

maxresdefault

 

Cách làm:

Trộn đều bột mì với nước và một nhúm muối. Nên cho từ từ các nguyên liệu để ước lượng chính xác độ ướt vừa phải của bột. Khi bột đã được trộn đều và tương đối ráo, đưa bột ra một mặt phẳng nhẵn, mịn để nhồi cho đến khi thật dẻo.

Chia bột thành nhiều phần. Mỗi phần nhỏ vào một vài giọt màu thực phẩm và nhồi kỹ lại. Bây giờ, bạn đã có những khối bột dẻo mịn và an toàn để chơi với trẻ. Sau khi chơi xong, nhớ cất phần bột còn dư vào ngăn mát để cuộc chơi có thể tiếp tục vào tuần sau.

 

Bình hoa đẹp từ que kem

Có rất nhiều vật dụng cũ có thể được sử dụng để làm đồ chơi cho trẻ. Với các thùng giấy đựng sữa, bạn có thể dùng để đựng đồ chơi của trẻ hoặc làm giấy vẽ. Vỏ hộp sữa có thể rửa sạch để sơn màu và làm ống heo tiết kiệm. Dưới đây là cách làm đồ chơi từ que kem.

 

maxresdefaulfgdt

 

Dụng cụ:

  • Que kem cũ rửa sạch để khô
  • Lọ thủy tinh hoặc, hộp nhựa
  • Dây thừng hoặc dây ruy băng
  • Keo dính hoặc cây bắn

 

maxresdefauldfgt

 

Thực hiện:

  • Xếp các que kem trên mặt phẳng theo hình vuông hoặc chữ nhật – sao cho có thể đặt lọ thủy tinh hay hộp nhựa lọt vào trong.
  • Dùng các que kem khác đặt vuông góc gắn lại bằng keo. Sau đó tiếp tục xếp chồng các que kem quanh bốn mặt của hình vuông đã tạo.
  • Đặt lọ thuy tinh vào giữa, lưu ý độ cao của thành bình được che phủ hết bằng que kem.
  • Quấn dây thừng hoặc ruy băng quanh thân của bình hoa để tăng thêm nét mềm mại.
  • Có thể sơn màu tùy thích lên các que tre hoặc sáng tạo bằng cách trộn màu xen kẽ.

 

 Vườn ươm trong chai thủy tinh

Những cha mẹ và trẻ yêu thích khám phá thiên nhiên kỳ thú có thể tự mình tìm tòi qua hoạt động làm vườn ươm trong các ly, chậu hay chai bằng thủy tinh. Trò chơi thú vị này còn được biết tới với tên gọi “nghệ thuật trồng cây cảnh mini hay Terrarium.

 

56c6d62a-23e825273e

 

Dụng cụ:

  • Chai, ly thủy tinh được rửa sạch, khô ráo.
  • Đá hoặc sỏi màu, mùn cưa và đất.
  • Kẹp gắp nhỏ, dài
  • Cây cảnh loại nhỏ như dương xỉ, hoa đá, xương rồng...

 

kitty b1 4272

 

Thực hiện:

  • Rải sỏi, đá xuống đáy của chai lọ sau đó rắc lên một lớp mùn cưa mỏng để giữa ẩm. Tiếp đó rải trên một lớp đất sao cho khi trồng cây vào, toàn bộ cây sẽ nằm trọn trong lòng của chai, lọ.
  • Nếu có thể tìm được một mảng rêu hãy phủ lên trên bè mặt của đất để tăng khả năng giữ ẩm.
  • Khéo léo trồng cây vào lọ. Có thể dùng các loại kẹp nhỏ, dài hoặc một chiếc đũa để hỗ trợ công đoạn này.
  • Nên để “vườn ươm” của bạn và các con gần nơi có nhiều ánh sáng như cửa sổ. Nếu không, cứ vài ngày lại đưa “vườn ươm” ra nơi có ánh sáng để cây xanh tốt. Tưới nước bằng bình phun sương rất nhẹ.

 

 

Top
Top