(Lược dịch từ brightside.me)
1. Nói khoác
Nói khoác chẳng có gì là tốt đẹp cả, trước sau gì thì sự thật cũng sẽ phơi bày ra ánh sáng. Mục đích của việc này vốn là để tâng bốc, đề cao bản thân, nhưng cuối cùng nó chỉ càng hạ thấp ta xuống.
Mặt khác, khi bạn tự thừa nhận sự thiếu hiểu biết của mình, người đối diện sẽ cho rằng bạn là người thật thà và đáng tin cậy. Hãy nhớ: các mối quan hệ với nền tảng dựa trên sự thật thà bao giờ cũng vững chắc hơn những mối quan hệ mang đầy sự dối trá lừa lọc.
2. Quá phô trương
Dân gian có câu: “Tốt khoe, xấu che”. Tuy nhiên, với lần đầu gặp mặt, nếu bạn cố tỏ ra thông minh, tài giỏi, người đối diện sẽ cho rằng bạn đang khoe mẽ.
3. Quá cởi mở
Nếu bạn kể cho người còn lại biết quá nhiều về đời sống riêng tư của mình trong khi chưa biết nhiều về họ, cuộc hội thoại sẽ khá ngượng nghịu. Ngoài ra, nếu “lỡ miệng” tiết lộ những điều mà lẽ ra nên giữ kín, bạn lại càng phô ra sự thiếu chín chắn của mình.
4. Không biết điểm dừng
Có thể bản thân bạn cũng đã nhận ra là rất khó để giao tiếp với những người cứ luôn miệng nói không ngớt và mong rằng bạn sẽ chú ý nghe hết từng chữ của họ. Nếu cảm thấy cuộc hội thoại đang bắt đầu “hụt hơi”, hãy ngắt quãng một chút, rồi đổi chủ đề hoặc tạm dừng ở đó. Đừng cố gắng đẩy nhanh hay kéo dài mọi thứ ở lần đầu nói chuyện.
5. Quá tọc mạch
Để cuộc hội thoại trở nên hấp dẫn, ta thường có đối đáp qua lại, lắng nghe quan điểm của đối phương và đặt câu hỏi dựa trên đó. Tuy nhiên tránh hỏi quá nhiều và biến nó thành một buổi tra khảo. Quan trọng hơn là tránh đào bới quá sâu chuyện riêng tư của người khác cũng như những vấn đề nhạy cảm như tôn giáo, chính trị để giữ ấn tượng tốt cho lần gặp gỡ đầu của cả hai.