(Lược dịch từ cosmopolitan.com)
Truyền những chất độc hại vào nước
Chai nhựa có thể dễ dàng bị hư hỏng bởi sức nóng ngoài trời. Tác động của tia UV có thể làm hư hỏng lớp vỏ ngoài của chai nước. Theo nghiên cứu, nhựa với mã tái chế 3 hoặc 7 có thể giải phóng một chất có tên là bisphenol A (BPA), trong khi các chất dẻo không chứa BPA có thể giải phóng bisphenol S (BPS).Cả hai chất này đều gây hại đối với cơ thể con người.Với chỉ một lượng nhỏ, chúng cũng có thể làm thay đổi hệ thống nội tiết của cơ thể.
Dẫn đến tình trạng khó có con
Các nghiên cứu cho thấy nếu trong máu, nước tiểu và môi trường củangườimuốn thụ tinh trong ống nghiệm có nồng độ BPA cao sẽ cóít khả năng mang thai thành công,
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim và các vấn đề tuần hoàn khác
Những người có nồng độ BPA càng cao càng có nguy cơ mắc bệnh tim. Các nhà nghiên cứu cho thấy BPA có liên quan đến huyết áp cao – một yếu tố gây bệnh tim phổ biến. Hơn nữa, vì BPA và BPS có thể bắt chước estrogen ngay khi chúng xâm nhập vào hệ tuần hoàn và lượng hoóc-môn cao sẽ làm tăng việc sản xuất protein huyết tương, có thể dẫn tới đông máu và các biến chứng liên quan đến tim và đột qụy.
Bi nhiễm khuẩn do tái sử dụng
Không như thủy tinh và thép, nhựa dễ dàng bị hư hỏng sau vài lần sử dụng. Chỉ một vết nứt nhỏ trên chai cũng có thể chứa vi khuẩn. Dù phần lớn vi khuẩn đều vô hại, nhưng cũng có những trường hợp gây ra bệnh về đường ruột hoặc cảm cúm. Rửa sạch chai nước với xà phòng và nước nóng có thể loại bỏ được vi khuẩn nhưng cũng đồng thời làm chai nhựa hư hỏng nặng hơn.
Có hại đến môi trường
Đúng là chai nhựa có thể được tái chế, nhưng chỉ có 1% được tái chế nhiều lần, phần lớn chúng đều nằm trong bãi rác. Nếu tình hình vẫn tiếp diễn, sẽ có gần 12 triệu kg nhựa lãng phí vào năm 2050.