• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

8 điều sếp không muốn bạn biết

10/03/2016 03:52 GMT+7

Người ta thường nói quyền lực cao thường đi kèm với nhiều lo lắng và trách nhiệm. Một người lãnh đạo giỏi không chỉ tập trung vào việc kinh doanh mà còn phải quản lý nhân viên thật hiệu quả. Chính vì thế, dù công việc bận rộn bạn cũng đừng tưởng sếp sẽ không bao quát và chú ý đến hiệu suất làm việc của từng nhân viên. Dưới đây là những điều mà sếp không bao giờ tiết lộ nhưng bạn nhất định phải chú ý đấy nhé!

Bài: Hà Phạm

 

 

Bạn thật sự đóng góp cho công ty như thế nào?

Theo chuyên gia về nhân sự Vicki Salemi, nếu sếp đã suy nghĩ đến vấn đề này thì có lẽ sự nghiệp của bạn ở công ty không mấy thuận lợi rồi đấy. Việc bạn cần phải làm ngay là nhanh chóng tìm kiếm một công việc mới hoặc phải cố gắng nỗ lực để mang lại hiệu quả cao trong công việc.

 

boss-hd

 

Tất cả những người khác đều nhận được như vậy

So sánh là nguồn gốc của sự bất mãn, vì vậy sẽ dễ dàng hơn với sếp rất nhiều nếu bạn và các đồng nghiệp không so sánh hay phân bì về tiền lương và thời gian làm việc. Nhưng dù gì thì bạn cũng nên có sự so sánh ngầm cho mình để phấn đấu làm việc và thể hiện bản thân.

 

Sếp đang bảo vệ cho những sai lầm của bạn

90% thời gian, bạn thật tệ hại và chỉ gây ra rắc rối để người khác giải quyết. Chỉ có 10% thời gian, bạn làm việc để xứng đáng với sự hỗ trợ của sếp. Nếu có một người sếp giỏi, với cương vị của mình, cô ấy có thể che chắn và bảo vệ bạn, nhưng việc gì cũng có giới hạn của nó. Bạn không nên ỷ lại mà phải tập trung vào công việc và phát triển chuyên môn. Hãy để tâm trí của sếp luôn được “thanh thản” mỗi khi nghĩ đến bạn nhé!

 

140457032

 

Sếp phát hiện bạn nói dối

Đừng để sếp nghi ngờ về sự trung thực của bạn dù là chuyện đơn giản nhất. Một số người thường chơi thả ga vào cuối tuần, đến sáng thứ hai lại gọi điện thoại hay nhắn tin xin nghỉ phép vì lý do bị ốm. Sếp dù có tin tưởng bạn cách mấy cũng sẽ đặt câu hỏi về vấn đề này.

 

Sếp cảm thấy bạn đang nắm nhiều quyền lực quá

Điều này nghe có vẻ buồn cười nhưng đó là sự thật. Nếu là người có nhiều ảnh hưởng trong công ty, việc bạn xin nghỉ có thể gây không ít khó khăn cho sếp, thậm chí việc tìm hiểu nguyên nhân bạn rời khỏi công ty cũng có thể dẫn đến một cuộc họp nghiêm trọng giữa sếp và bộ phận nhân sự. Chẳng có người sếp nào lại muốn xảy ra điều đó đúng không các bạn?

 

Review-on-Architect-Description-to-Work-or-To-Be-a-Boss

 

Sếp biết khi nào bạn nên “ra đi” trước khi bạn quyết định

Bởi vì chuyện bạn “được rãnh rỗi” cũng không phải là việc sếp mong đợi, nên họ phải chờ đợi cho đến khi bạn nhận ra và quyết định thực hiện.

 

Sếp cũng phải làm hài lòng các sếp lớn

Nếu trong thời gian tới sếp tỏ ra khó chịu với bạn hơn thì cũng đừng ngạc nhiên quá! Bạn nên phớt lờ hoặc tự chuẩn bị sẵn một lá đơn từ chức.

Top
Top