• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thẩm mỹ an toàn

Ánh nắng mặt trời ảnh hưởng gì đến chất làm đầy?

18/05/2024 19:00 GMT+7

Tia UVA và một số tia UVB trong ánh nắng mặt trời có thể xuyên qua lớp hạ bì, khi tiếp xúc đủ lâu và cường độ mạnh có thể làm chất làm đầy da tan ra nhanh hơn.

Bác sĩ bối rối với tình trạng đôi môi sưng to của Skeel-Gerehardt sau khi cô vui chơi suốt cả ngày trên bãi biển. Họ đưa ra giả thuyết rằng có lẽ 5 giờ dưới nắng hè nóng nực đã ảnh hưởng đến chất làm đầy môi của cô.

Isabella Skeel-Gerhardt

Isabella Skeel-Gerhardt

Instagram NV

Isabella Skeel-Gerhardt cảm thấy không ổn sau một ngày vui chơi trên bờ biển Marbella, Tây Ban Nha. Cô nhờ bạn xem thử và không thể quên biểu cảm trên gương mặt người bạn: "Tôi không biết nên cười hay nên khóc khi nhìn vào gương. Môi của tôi ngày càng to hơn", cô nhớ lại.

Nhà sáng tạo nội dung sống tại Copenhagen, Đan Mạch sau đó được tiêm kháng sinh trong liệu trình kéo dài 7 - 10 ngày để vết sưng tấy biến mất. Trải nghiệm không mấy dễ chịu này khiến cô gái có thêm vô số câu hỏi, đặc biệt là tại sao chuyện này lại xảy ra sau gần 20 tháng cô tiêm chất làm đầy 0,7 mm vào môi.

Skeel-Gerhardt bị sưng tấy môi sau khi ở dưới nắng nóng kéo dài

Skeel-Gerhardt bị sưng tấy môi sau khi ở dưới nắng nóng kéo dài

Instagram NV

Theo tạp chí Elle, axit hyaluronic là một chất tự nhiên được tìm thấy trong da giúp giữ cho da luôn căng mọng và ngậm nước. Tuy nhiên chất làm đầy phổ biến chỉ là axit hyaluronic dạng tiêm. Khi được tiêm vào lớp hạ bì, chất làm đầy giúp điều trị các vấn đề về nếp nhăn, môi mỏng, mất thể tích dưới mắt và trên mu bàn tay, nếp gấp mũi... Kết quả và thời gian duy trì hiệu quả thay đổi tùy theo vị trí tiêm và đặc điểm của bệnh nhân nhưng theo Hiệp hội Phẫu thuật Da liễu Hoa Kỳ thì kết quả thường kéo dài từ 6 - 12 tháng.

Theo tiến sĩ Jennifer Lee, bác sĩ da liễu được hội đồng chứng nhận và giám đốc y tế của REN Dermatology, mặc dù axit hyaluronic dạng tiêm hoạt động giống như axit hyaluronic tự nhiên của cơ thể, nhưng vẫn có một số khác biệt đáng kể. Chất làm đầy da sử dụng axit hyaluronic được biến đổi về mặt hóa học để tồn tại lâu hơn trong cơ thể.

"Khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, tia UVA và một số tia UVB có thể xuyên qua lớp hạ bì và nếu tiếp xúc đủ mức sẽ phá vỡ lượng axit hyaluronic dự trữ tự nhiên. Với sự phổ biến của chất làm đầy chứa axit hyaluronic, có thể suy ra rằng nếu chúng ta tiếp xúc quá lâu với ánh nắng có thể làm chất làm đầy qua da tan ra nhanh hơn", tiến sĩ Jessie Cheung, bác sĩ da liễu được hội đồng chứng nhận hành nghề ở Chicago và New York (Mỹ) giải thích.

Tuy Tạp chí Phẫu thuật Da và Thẩm mỹ đã xuất bản một bài báo nhấn mạnh các biến chứng của việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đối với chất làm đầy vào năm 2018 nhưng vấn đề này vẫn chưa có được sự đồng thuận từ các bác sĩ da liễu và bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ.

Tiếp xúc với tia cực tím thường làm suy giảm collagen, độ đàn hồi và axit hyaluronic, nhưng số lượng bao nhiêu? Cần bao nhiêu giờ phơi nắng cường độ cao để gây ra sự khác biệt? Tiến sĩ Rahi Sarbaziha, bác sĩ y học tích hợp và chuyên gia thẩm mỹ nói: "Không có thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cụ thể nào có thể gây ra sự phân hủy axit hyaluronic. Nó thay đổi từ người này sang người khác. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với tia cực tím quá mức, đặc biệt là từ các nguồn như giường tắm nắng, có thể đẩy nhanh quá trình phân hủy filler".

Tốc độ hòa tan chất làm đầy còn phụ thuộc vào loại chất làm đầy được sử dụng và vị trí điều trị

Tốc độ hòa tan chất làm đầy còn phụ thuộc vào loại chất làm đầy được sử dụng và vị trí điều trị

Unsplash

Ngoài phơi nắng, sự thoái hóa còn có thể đến từ thói quen hút thuốc, tần suất tập thể dục, giảm cân, một số loại thuốc và quá trình trao đổi chất của bệnh nhân. Ngoài ra, còn có sự thiếu hụt các nghiên cứu lâm sàng về vấn đề ánh nắng tác động lên chất làm đầy.

Tuy vậy hầu hết bệnh nhân được khuyên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong vài tuần đầu sau khi điều trị bằng chất làm đầy. Một số mũi tiêm trên mặt có thể gây bầm tím và sưng tấy, có thể gây viêm nhiễm nếu tiếp xúc với ánh nắng quá sớm. Ánh nắng ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình lành vết thương và tăng nguy cơ biến chứng.

Bên cạnh đó, các nhà chuyên môn cũng khuyên bệnh nhân sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao để ngăn ngừa tổn thương da, giảm viêm và giúp duy trì tuổi thọ của chất làm đầy. Do vậy ngay cả khi không có câu trả lời chắc chắn, việc hạn ở lâu dưới ánh nắng và thực hiện phòng ngừa thích hợp vẫn luôn hữu ích.

Top
Top