• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Bắt bệnh cha mẹ của Gen Z

08/10/2020 14:50 GMT+7

Tác giả “Quà của bố” – Thạc sĩ Trần Đình Dũng cho biết sở dĩ anh có thể dễ dàng kết nối với cha mẹ của Gen Z là vì anh có chung “nỗi đau” - quá kỳ vọng nơi con và không hiểu con của mình

 “Thế hệ Z” (viết tắt là Gen Z) là từ dùng để chỉ những bạn trẻ và thanh thiếu niên sinh vào giai đoạn từ 1995 đến 2012. Gen Z thường được phác họa với nhiều đặc điểm đối lập: rất sáng tạo nhưng cũng rất nổi loạn, dành nhiều thời gian trong thế giới ảo nhưng khát khao  kết nối thật, đầy tự tin nhưng cũng không tránh khỏi những hoang mang về bản thân… Hầu hết các thành viên của thế hệ Z là con của những người thuộc thế hệ X, do đó cá tính của Gen Z chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi quan điểm nuôi dạy của thế hệ X.

Không hiểu con, buồn quá bèn viết sách

Cho rằng mình hiểu con, khi không hiểu được thì cho là “cha mẹ sinh con trời sinh tính”, do vậy những người làm cha mẹ đang mắc phải rất nhiều những sai lầm. Thạc sĩ, doanh nhân Trần Đình Dũng, một người cha 6X có con thuộc Gen Z mới đây chia sẻ: “Chúng ta luôn nói mình thương con, hy sinh và làm mọi việc cho con. Nhưng thực ra, chúng ta thương nỗi sợ của chính mình!” Theo ông Dũng, cha mẹ luôn sợ con không nắm bắt được những gì cha mẹ làm. Cha mẹ kỳ vọng quá nhiều và khi con không đạt được thì cha mẹ tự nhận đó là thất bại của mình. Cha mẹ có thể làm mọi thứ tốt nhất theo cách cha mẹ nghĩ nhưng chưa chắc gì chúng đã là tốt nhất cho những đứa con. Hành trình hiểu con của ông còn được ghi dấu bằng cuốn sách “Quà của bố”. Ông đã viết bằng nỗi buồn của người cha không hiểu con, muốn kể với con về nỗi buồn của mình.

Thạc sĩ Trần Đình Dũng.

Chia sẻ câu chuyện của bản thân, ông Dũng thừa nhận đã sai lầm trong một khoảng thời gian rất lâu. Khi con ăn mặc theo kiểu over size, nói chuyện theo kiểu nghệ sĩ Rap… ông từng “không chịu nổi”. Ông áp đặt con chuyện chọn ngành, chọn trường và dẫn đến chuyện cha con xung đột căng thẳng. “Và tôi không nhìn thấy điểm mạnh của con, tôi chỉ nhìn thấy điểm yếu và la mắng, hạch hỏi con tại sao thế này, tại sao thế kia. Tôi lại còn hay kể chuyện thời xưa. Sau khi tôi thay đổi thì mọi thứ tốt hơn lên rất nhiều”, ông Dũng tâm sự.

Hỏi con thích gì, cùng con tìm ra điểm yếu, điểm mạnh chính là cơ hội của cả cha mẹ và con - cơ hội kết nối, đào sâu về khả năng của con cũng như rèn luyện và cho con sự tự tin. Ngoài ra, ông Dũng còn chỉ ra những cái “bẫy” mà cha mẹ dễ rơi vào khi định hướng nghề nghiệp cho con. Đó là bẫy kinh nghiệm – theo cha/mẹ thì như thế này; bẫy dễ dãi – chọn nghề để sau này con về tiếp quản công ty gia đình hay tiếp nối nghề nghiệp của cha mẹ… Ông Dũng cho rằng: “Cần có bộ công cụ và những bài test (kiểm tra) để tìm hiểu về xu hướng tính cách, điểm mạnh điểm yếu của con. Và ngay cả khi biết rồi cũng cần biết giới hạn, điểm dừng vì nếu đi quá sẽ gây tác dụng ngược”.

Cosplay để hiểu và làm việc cùng Gen Z

Giám đốc điều hành Isobar Vietnam - Thạc sĩ Thi Anh Đào, đồng sáng lập Học viện YES, một trong 30 gương mặt trẻ nổi bật của Việt Nam do tạp chí Forbes bình chọn năm 2015, đại diện Việt Nam đầu tiên được tạp chí CampaignAsia vinh danh là một trong 40 gương mặt phụ nữ tạo ảnh hưởng trong ngành truyền thông quảng cáo tại châu Á Thái Bình Dương năm 2016, trải lòng chia sẻ: “Nhìn vào hồ sơ năng lực (profile) của tôi, mọi người nghĩ tôi là hình mẫu kiểu “con nhà người ta”. Nhưng khi nghe các câu chuyện của tôi mọi người sẽ thấy tôi không khác gì với các bạn trẻ hiện tại”.

CEO Isobar Vietnam - Thạc sĩ Thi Anh Đào.
Từng trải qua những giai đoạn rất đặc thù điển hình của thế hệ Millennials nên góc nhìn của bà Đào về thế hệ Z khá bình thản và có sự chia sẻ. Bà Đào bắt đầu khởi nghiệp năm 2009 với Emerald Consulting và từng đón nhận những cái nhìn không thiện cảm, bị coi như không có nghề nghiệp, lông bông… Tuy vậy, thành công đến với bà Đào lại khá sớm so với những bạn bè cùng lứa. Chính vì vậy, bà Đào nhắn nhủ các phụ huynh: “Hãy an tâm về thế giới mà con mình đang kiến tạo nên. Cha mẹ có thể xa lạ với thế giới đó nhưng hãy có lòng tin vào con mình”.
Diễn đàn Đối thoại với Gen Z - Cá tính hay quái tính do Học viện Thanh thiếu niên và bạn trẻ YES tổ chức với sự tham gia của hơn 200 phụ huynh, nhà giáo dục và bạn trẻ.

Dưới góc nhìn của phụ huynh và người làm tuyển dụng, Gen Z là những bạn trẻ mong manh và cô đơn bên cạnh các đặc điểm nhanh nhạy và tùy chỉnh. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của CEO Thi Anh Đào thì đằng sau sự khác thường của các bạn trẻ thế hệ Z là lý do chính đáng: “Tôi cho là các bạn đang nhìn sâu hơn các thế hệ trước. Họ nhìn đến mục tiêu cuối cùng của cuộc sống: Chúng ta sống để hạnh phúc chứ không phải sống để kiếm tiền”. Hiểu được điều này, người sử dụng lao động có thể hiểu vì sao Gen Z dễ dàng nghỉ việc nếu không được hướng dẫn hoặc không thấy vui khi đi làm. “Họ muốn làm công việc mà có thể từ đó trưởng thành và phát triển, mỗi ngày đi làm cảm thấy hạnh phúc”, bà Đào cho biết.

Là một Giám đốc điều hành cần ăn mặc nghiêm túc nhưng đôi khi, bà Đào tự cosplay (hóa thân qua trang phục) theo các bạn nhân viên thuộc Gen Z – một cách để hiểu cuộc sống và thế giới của gen Z, hiểu các “màu” giải trí, ăn mặc, cách nói chuyện để kết nối với nhân viên của mình.

Ảnh: YES

Top
Top