PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y Tế.
Avian influenza là tên khoa học của virus gây cúm gà, cúm hay còn gọi là cúm gia cầm.
Đây là một loại bệnh cúm do virus gây ra cho các loài gia cầm (hay chim), và có thể xâm nhiễm một số loài động vật có vú. Virus này được phát hiện lần đầu tiên là tại Ý vào đầu thập niên 1900 và giờ đây phát hiện ở hầu hết các nơi trên thế giới. Virus cúm gà có tên khoa học là avian influenza (AI) thuộc nhóm virus cúm A của họ Orthomyxociridae.
Hiện giờ, không một quốc gia nào khẳng định có đầy đủ phương tiện và kỹ thuật để ngăn ngừa, chống lại đại dịch cúm này nếu điều đó xảy ra. Riêng ở Việt Nam, từ đầu năm đến nay, cả nước đã có hai trường hợp được xác định bị nhiễm cúm A (H5N1) và đều tử vong. Như vậy, tỉ lệ tử vong do mắc cúm A/H5N1 hiện tại ở nước ta là… 100%.
Bacillus anthracis là vi khuẩn gây bệnh than chết người trên toàn cầu vào những năm đầu của thế kỷ XX.
Bệnh than là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, từ động vật lây sang người. Bệnh than là một trong những bệnh được xếp vào nhóm bệnh “đặc biệt nguy hiểm”. Lây nhiễm bệnh than là do động vật nuôi, chủ yếu là động vật ăn cỏ: Trâu, bò, ngựa, lừa, cừu, dê, lạc đà, hươu... bị bệnh. Khi chết, các động vật này làm lây lan mầm bệnh ra môi trường xung quanh. Nha bào có thể tồn tại lâu dài, nhiều năm ở đất, da súc vật đã thuộc, lông động vật, thịt đóng hộp, xông khói... Các động vật khác như lợn, chuột... cũng có thể là nguồn bệnh. Biểu hiện lâm sàng ở người là hội chứng nhiễm khuẩn - nhiễm độc toàn thân nặng, tổn thương thường gặp là ở da. Thể hô hấp và tiêu hóa ít gặp nhưng rất nặng với tỷ lệ tử vong cao.
Corona là virus cùng chủng với virus SARS từng gây ra đại dịch hồi năm 2003.
Tên bệnh đầy đủ của virus này hiện đang là nỗi khiếp sợ cho hàng triệu triệu người trên toàn thế giới: Hội chứng hô hấp Trung Đông Corona (viết tắt là MERS-CoV). MERS-CoV thuộc một nhóm các virus tên là Coronavirus. Nhóm này được chia thành 4 chi nhỏ alpha, beta, gamma và delta trong đó chỉ có những virus thuộc chi alpha và beta có thể gây bệnh ở người. MERS-CoV là một loại virus mới của chi Beta. MERS lây truyền theo đường từ động vật sang người. Người ta đã phát hiện được loại virus tương tự trong ADN của lạc đà tại các vùng Ả Rập Saudi, Qatar hay Ai Cập - những nơi được cho là nguồn phát sinh của căn bệnh này.
Ebola (EVD) hay sốt xuất huyết Ebola (EHF) là bệnh do vi rút Ebola gây ra ở người.
Virus này, trước kia được biết đến với tên sốt xuất huyết Ebola, là một loại bệnh hiếm gặp và gây chết người bởi việc nhiễm một trong các loại virus Ebola, hoặc một virus trong họ Filoviridae, thuộc giống Ebolavirus. Con người có thể nhiễm virus Ebola do tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể của động vật bị nhiễm (thường là khỉ hoặc loài dơi ăn trái). Sự lây truyền qua không khí trong môi trường tự nhiên vẫn chưa được chứng minh. Loài dơi ăn trái được cho là mang truyền virus Ebola mà không hề bị bệnh. Một khi con người bị nhiễm bệnh, thì bệnh cũng có thể lây truyền từ người này sang người khác
Rabies virus gây ra bệnh dại.
Đây là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong chắc chắn. Bệnh dại là một trong những bệnh nhiễm được ghi nhận từ thời cổ xưa, mô tả từ cách đây hơn 3000 năm và là một bệnh truyền nhiễm đáng sợ. Bệnh dại có thể gặp ở tất cả động vật có vú. Bệnh lây truyền chủ yếu do các chất tiết bị nhiễm, thường do vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại. Trong một số ít trường hợp, bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp hoặc do ghép giác mạc. Nhiễm bệnh dại từ người qua người rất hiếm gặp.
Human immunodeficiency
Là virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, gọi tắt là AIDS- căn bệnh thế kỷ. Human immunodeficiency virus được tìm thấy trong các loài khỉ sống ở Châu Phi. Virus Human immunodeficiency virus, gọi tắt là HIV. Độc tố bệnh này vô cùng nhỏ, đầu mũi kim có thể chứa được mười sáu nghìn con. Mặc dù nhỏ như thế nhưng nó lại có sức sát thương rất mạnh đối với hệ thống miễn dịch của con người và cuối cùng phá tan hệ thống miễn dịch.
Leptospira interrogans
Là vi khuẩn gây bệnh nhiễm xoắn khuẩn gây bệnh cho nhiều loài gia súc nhất là các động vật gặm nhấm như chuột và gia súc như chó, heo, trâu, bò... và người. Người chỉ mắc bệnh khi tiếp xúc với đất, nước có xoắn khuẩn thải ra từ nước tiểu động vật hay từ máu hoặc xác động vật mắc bệnh. Đặc điểm của bệnh là sốt vàng da, đái ra huyết sắc tố hay máu, viêm gan, thận, rối loạn tiêu hóa và có thể bị sảy thai.
Tularemia
Là loại vi khuẩn gây ra bệnh sốt, nổi hạch chết người, còn có tên gọi cúm Thỏ. Đây là một căn bệnh do một loại vi khuẩn Tularemia rất mạnh, có khả năng lây nhiễm rất cao gây ra. Vi khuẩn này có thể sống tới vài tuần trong cỏ khô, nước, đất hoặc xác của động vật. Thông thường bệnh này là bệnh của động vật gặm nhấm hoang dã, đặc biệt là ở thỏ và chuột nước lây sang người. Người mắc bệnh do tiếp xúc với động vật, hoặc do bị mò, ve đốt. Thời gian ủ bệnh từ 2 - 10 ngày. Các triệu chứng gồm: sốt, đau đầu, buồn nôn. Tại chỗ vết thương, mới đầu nổi sẩn hồng, sau trở thành vết loét. Hạch lân cận sưng to, đau và có thể bị mưng mủ. Tổn thương ban đầu có thể ở đầu chi hoặc trong mắt. Viêm phổi xảy ra do vi khuẩn đến từ máu hoặc do hít phải vi khuẩn.
Yersinia pestis
Là trực khuẩn gây ra bệnh hạch lưu hành trong quần thể động vật thuộc những loài gặm nhấm (chủ yếu là chuột) và bọ chét ký sinh trên chúng. Từ đó, bệnh lây truyền sang người qua trung gian bọ chét nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, bệnh dịch hạch thường phát triển mạnh vào mùa khô, phù hợp với mùa phát triển của chuột và bọ chét. Tuy nhiên, dịch cũng được ghi nhận vào các thời gian khác trong năm kể cả trong mùa mưa. Bệnh dịch hạch ở người gồm các thể bệnh: thể hạch, thể nhiễm khuẩn huyết, thể phổi và thể màng não, thường gặp hơn cả là thể hạch (chiếm hơn 90% các thể bệnh.
Streptococcus suis
Vi khuẩn gây ra bệnh liên cầu khuẩn lợn ở heo và người. Đây là bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra ở hầu hết các loài động vật máu nóng, trong đó có lợn và người là chủ yếu. Bệnh tăng mạnh trong mùa nắng nóng và có nguy cơ trở thành dịch nếu không có biện pháp phòng tránh, điều trị.[2] Bệnh có thể lây từ lợn sang người và gây tử vong. Khi ăn các sản phẩm từ lợn mà chưa được nấu chín như tiết canh, lòng, nem, cháo lòng lợn bị bệnh liên cầu nên vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.[6] Ở Việt Nam, trên 70% bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh lợn. Những thức ăn như, lòng, dồi, tiết canh… luôn luôn có vi trùng liên cầu khuẩn lợn. Qua điều tra dịch tễ 100 trường hợp nhiễm bệnh liên cầu lợn ở phía nam Việt Nam đã xác định 70% có liên quan tiếp xúc trực tiếp với lợn, do ăn lòng lợn, tiết canh.