• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Tận hưởng

Biến căn nhà thành nơi nghỉ dưỡng đẹp mắt, thơ mộng khi giãn cách mà không hề tốn kém

Thu Nguyệt
trangdtbtn@gmail.com
18/08/2021 15:00 GMT+7

Tìm cho mình nhiều niềm vui, luôn nuôi dưỡng sự mạnh mẽ cho tinh thần là cách để giữ mình, chăm sóc mình an toàn trước dịch bệnh - chị Hương Điệp, chủ một thương hiệu thời trang thể thao ở Hà Nội chia sẻ. Dưới đây là những hình ảnh chị chia sẻ về căn nhà của mình, nơi nghỉ dưỡng của gia đình chị trong thời gian giãn cách này.

Dịch bệnh người ta mới thấy được có quá nhiều cái phải lo, phải nghĩ, phải quan tâm. Dịch bệnh, người ta mới thấy được mình đã từng vô tâm, "lãng phí" những điều nhỏ bé mà quá đỗi quý giá trong cuộc sống thường ngày tới mức nào. Cũng dịch bệnh, mới cho người ta có đủ thời gian để nhìn lại mình, làm mình toàn vẹn lại...
Biến căn nhà thành nơi nghỉ dưỡng khi giãn cách mà không hề tốn kém, chỉ đơn giản là luôn giữ sạch sẽ, bài trí đẹp mắt, thơ mộng.
 
Khó khăn hơn nhiều ngành nghề khác trong những giai đoạn dịch bệnh hoành hành dữ dội, không bởi thời trang phải liên tục tạm ngừng sản xuất, buôn bán mà còn bởi khi người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu thì thời trang cũng là món mà nhiều người tiết giảm đầu tiên. 
Nước cà chua, rau cần tây hay cà rốt... tất cứ loại củ, quả đều có thể trở thành món đồ trang trí đầy màu sắc để chụp "sống ảo" thật vui trước khi "nạp" vào cơ thể bồi bổ sức khỏe.
 
Trong bối cảnh ấy, nữ doanh nhân Hương Điệp vẫn giữ sự bình tĩnh, lạc quan. Bởi với chị: "Kinh doanh cũng như cuộc sống, phải biết chấp nhận thực tế, bản lĩnh đôi khi không là gì to tát, đơn giản chỉ là nhận ra được cái gì cần cố, không cần cố, để không đánh đổi đáng tiếc".
Dù ngoài kia, đại dịch có khó khăn như nào thì trong không gian nhỏ bé của gia đình vẫn phải tạo và giữ sự lãng mạn, ấm áp.
 
Phải tiết kiệm vì các nguồn thu tạm ngưng hoặc chậm lại, mua bán ngày càng khó khăn nhưng để nhà luôn đẹp, chị Điệp đã có các "tận dụng" thú vị, ví dụ cắm hoa tới khi tàn thì ngắt bông, lấy cánh để thả vào bình.  
 
Giãn cách hay phong tỏa cũng nên xem là một cách (buộc) sống chậm lại  (dù sống chậm nhưng trong lòng vẫn còn thật nhiều mối lo). Đợt giãn cách đầu tiên không quá khó khăn, có rất nhiều việc phải làm từ sắp xếp nhà cửa đến nỗ lực online hoá văn phòng, công sở. 
Nữ doanh nhân Hương Điệp chủ thương hiệu Công ty thời trang thể thao GYMDI và thời trang đồ bơi Hương Điệp.
 
"Thế nhưng, khi các đợt giãn cách ngày càng dày, mức độ siết giãn cách ngày càng chặt thì việc làm gì trong vỏn vẹn bốn bức tường căn hộ thực sự là điều nan giải", chị Điệp nói.
Hai cô gái nhỏ Gy và Kê của mẹ Hương Điệp rất cần giữ gìn "cẩn thận", an toàn trong đại dịch. Thế nên, thời gian ở nhà của mẹ con chị nhiều hơn bất kỳ ai...
 
Ở bên nhau nhiều mà không nhàm chán là vì mẹ dạy, con học, mẹ bày trò, con chơi... Kéo cả gia đình vào các hoạt động sẽ khiến những ngày bên nhau ý nghĩa hơn.
 
Để những ngày giãn cách thêm thú vị, chị điều chỉnh mình suy nghĩ đơn giản, thông thoáng để được... nhẹ đầu, chọn làm những việc rất nhỏ để được dễ vui. Ví như biến ngôi nhà thành một thế giới nhiều màu sắc nửa thực tại mà cũng pha nửa sự tưởng tượng.
Đây là "công viên xanh" của mẹ Điệp tạo cho Gy và Kê.
 
Thực tế, chị chỉ thay đổi những gì mình đang có khi các kết nối với bên ngoài bị ngắt quãng. Tự quan tâm, chăm sóc chính mình, không để cơ thể, tâm lý bị “đông cứng” dẫn dần sang bức bối, căng thẳng là việc phải tính đến ngay, trước khi sa vào trạng thái trầm cảm thật sự. 
Đây là "resort" nghỉ dưỡng mùa hè của gia đình Gy và Kê.
 
Ở "resort" Gy và Kê được đi hái hoa.
 
Gy và Kê cũng được làm việc cùng bố mẹ.
 
Nữ doanh nhân 9X tin rằng chỉ cần mỗi người giữ cho mình một chữ VỮNG: Vững lòng, vững tâm, vững trí, vững mạnh, vững vàng, thì sức khỏe doanh nghiệp hay sức khỏe của trái tim, khối óc mỗi người sẽ được ổn định. Tâm lý - sức khỏe tinh thần là điều cần giữ gìn không kém gì thể lực.
Hai bạn được hướng dẫn và phân công rửa rau cho món cuốn.
 
Hàng ngày, chị và ông xã đưa lũ trẻ vào các công việc nhà, qua đó, rèn dạy, giúp các con phát triển kỹ năng quan sát, giao tiếp và tương tác với thế giới xung quanh. Được gần bố mẹ, được chơi, được trải nghiệm, Gy và Kê "tách" được ti vi, điện thoại và nhiệt tình, hăng hái thấy rõ.
Được làm việc, được chơi, Gy và Kê không "quấy phá" bố mẹ cũng vì thế mà không hề... stress .
 
Giãn cách, cả nhà cùng vui là cách chăm sóc sức khoẻ tinh thần, bổ sung đầy đủ vitamin, dưỡng chất cần thiết là cách chăm sóc thể lực.
 
Tuy nhiên, nghỉ dịch không có nghĩa là ngồi im, công ty của Điệp vẫn tích cực thương lượng mặt bằng, giảm tải các chi phí cố định, tái cấu trúc lại hệ thống cửa hàng. Tìm cách sống sót trong dịch, để giữ đủ sức, gom đủ lực phát triển tốt sau đại dịch, đó là cách  nhìn thực tế cần có. 
Giữ cho mình được nhịp sống bình thường cũng là một nỗ lực quý trong những ngày giãn cách.
 
Không được tận hưởng dịch vụ xa xỉ thì tìm những niềm vui nhỏ bé.
 
Vẫn giữ nếp làm việc nhưng cũng không quên... tận hưởng. Không được đi nghỉ dưỡng, spa, tiệc tùng thì học cách hài lòng với những điều đẹp đẽ, ít ỏi xung quanh. Ví dụ như những khoảnh khắc đẹp của thiên nhiên như ban mai, chiều tà, những khoảng trời xanh và cả không gian đêm tĩnh lặng. 
"Cuộc sống bình thường" cho gia đình những khoảnh khắc đẹp.
 
"Cuộc sống trong đại dịch" cho những khoảnh khắc sum vầy, ấm áp.
 
Những điều tưởng chừng rất nhỏ bé, thừa thãi - ngày nào cũng có mà chỉ những lúc (bị buộc) phải sống chậm như này chị Điệp mới nhận ra giá trị thực sự của chúng. Hóa ra, tất cả mọi thứ đi qua mình đều có những giá trị nào đó. Chị nói vui: "Nếu không có đại dịch, chắc nhiều người không nhận ra bản năng sinh tồn của mình mạnh mẽ đến vậy, chị nhỉ..."
Thời gian rảnh rỗi chị cũng tỉ mẩn làm những món handmade vui mắt để thỏa trí tưởng tượng, khiếu sáng tạo.
 
"Trồng" củ khoai lang và trang trí "chậu trồng khoai".
 
Chia sẻ với phóng viên, chị Điệp cho biết: "Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, doanh nghiệp của mình lại nằm trong tâm dịch, gặp không ít khó khăn. Thế nhưng, khi có điều kiện, người ta có nhiều lựa chọn. Khi không có điều kiện thì hãy chọn điều phù hợp nhất. Trong dịch bệnh thì sự phù hợp quan trọng nhất là giữ cho mình và cho mọi người được an toàn".
Thuộc thế hệ 9X, nữ doanh nhân Hương Điệp có cách nhìn cuộc sống linh hoạt, thoáng và khả năng thích nghi cao.
 
Xoay chuyển mục tiêu theo từng tình thế mà doanh nghiệp phải ứng phó là trải nghiệm rất giá trị với chị Điệp. Nếu như trong cuộc sống bình thường, việc quan trọng nhất của một CEO là tạo ra doanh thu thì trong lúc này, việc quan trọng hơn tất thảy lại là... tách các khó khăn ra.
"Nếu để khó khăn của dịch bệnh chồng khó khăn của doanh nghiệp, sự hạn chế, bó buộc của lệnh giãn cách chồng lên không gian hữu hạn của căn hộ mình sinh sống, sự nguy hiểm của dịch bệnh, các loại vi rút đe dọa sức khỏe tinh thần, thể lực của các thành viên trong gia đình thì rất nguy hiểm và khó lường. Càng trong khó khăn, sự độc lập, tinh thần lạc quan và bản lĩnh mạnh mẽ của mỗi người lại càng cần thiết", chị Hương Điệp kết luận.
Trong dại dịch, có nhiều thứ không giữ được nhưng nhất định phải giữ được niềm vui, lòng tin...
 
 Ảnh: NVCC
Top
Top