Khi bạn dùng các ngón tay chạm vào cổ tay, cổ hay phía trong cùi chỏ mà thấy nhịp tim đập đều đặn là tin tức tốt – điều đó có nghĩa là bạn đang sống khỏe mạnh. Và nếu bạn bỏ ra thêm ít phút để kiểm tra nhịp tim bạn đập nhanh hay chậm thì bạn có thể học được một số cách kiểm tra sức khỏe của mình.
Bài: Hoàng Lan
Xác định nhịp tim thì rất dễ, chỉ cần bắt mạch và đếm số nhịp đập trong một phút. Nhưng những thông tin đó sẽ rất hữu ích nếu bạn theo dõi lâu dài, trong trường hợp cần thiết, bạn có thể thông báo cho bác sĩ của bạn biết về những sự thay đổi bất thường, bác sĩ chuyên khoa tim mạch Pam R. Taub, Giáo sư y học của đại học California, San Diego cho biết. Bác sĩ Taub cho biết thêm, lúc nghỉ ngơi, nhịp đập lý tưởng cho mọi người là trong khoảng 60 đến 85 nhịp/phút (bpm), mặc dù một số bác sĩ nói rằng, nhịp đập tới 100 lần/phút vẫn bình thường. Nếu nhịp tim của bạn quá thấp hoặc quá cao, đó có thể là cách mà cơ thể bạn đang gửi tín hiệu cấp cứu S.O.S. để nói với bạn rằng có điều gì đó không ổn về sức khỏe. Vậy điều gì có thể gây rắc rối cho quả tim của bạn? Dưới đây là một vài lý do có thể giải thích rằng tại sao nhịp tim của bạn lại không bình thường.
Ảnh hưởng từ các loại thuốc, bao gồm cả thuốc được kê toa
Chắc chắn dược phẩm có thể điều chỉnh nhịp tim của bạn và cho bạn một mức bình thường mới. “Thuốc Beta blockers và calcium channel blockers là những loại thuốc chính có thể làm giảm nhịp tim” bác sĩ Taub nói.
Cả hai loại thuốc này làm dịu tim của bạn, làm cho nó đập chậm lại. Điều đó không nhất thiết là nguy hiểm, nhưng bạn nên gặp bác sĩ để được khám nếu bạn có bất cứ lo ngại nào.
Caffeine, còn có tác dụng là có thể làm tăng nhịp tim khi khẩn cấp. Nó thường có trong các thuốc chữa nhức đầu nhưng nó thường ẩn nấp trong các loại thực phẩm và đồ uống như trà và sô cô la. “Một số người rất nhạy cảm với caffeine, vì vậy nếu họ uống cà phê hay nước tăng lực thì họ sẽ ngay lập tức tăng nhịp tim”, bác sĩ Taub cho biết.
Có thể bạn bị mất nước hoặc thừa nước
Cơ thể bạn cần những chất điện phân để điều chỉnh các chức năng thần kinh và cơ bắp, giúp duy trì các axit cân bằng cũng như các chất lỏng trong cơ thể. Nếu bạn uống quá nhiều hoặc quá ít nước, nó có thể làm mất cân bằng tỷ lệ chất điện phân, làm xáo trộn hóa học trong cơ thể bạn. “Nếu mức natri, canxi, magiê quá thấp thì có thể gây rối loạn nhịp tim, thường được gọi là nhịp tim cao”, bác sĩ Taub nói.
Báo hiệu bạn đang trong tình trạng bị stress
Stress có thể làm cho tim đập nhanh và huyết áp tăng lên, điều đó đẩy cơ thể bạn vào tình trạng căng thẳng (xin lưu ý rằng: Nhịp tim và huyết áp không phải là cùng một thứ, và chúng không phải lúc nào cũng tăng hay giảm cùng nhau). Stress mãn tính làm cho bạn và quả tim của bạn luôn trong tình trạng cảnh báo cao độ, nó làm tăng khả năng bạn bị lên cơn đau tim hoặc đột quỵ, bác sĩ Taub nói.
Nguy cơ bị bệnh tiểu đường hoặc đã bị bệnh
Các bác sĩ cũng chưa rõ là nhịp tim cao gây ra bệnh tiểu đường hay bệnh tiểu đường làm cho nhịp tim cao, nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy cả hai có liên quan với nhau. Thông thường những người bị bệnh tiểu đường ít hoạt động và có vẻ hay bị bệnh mạch vành và cao huyết áp, tất cả những bệnh này đều bắt quả tim làm việc quá sức. Và khi quả tim “không vui vẻ” thì nó có thể dẫn tới những bệnh khác nữa. “Có nhiều nghiên cứu đã liên kết nhịp tim cao, đặc biệt với những bệnh nhân bị tiểu đường, với những hậu quả bất lợi”, bác sĩ Taub nói.
Sự thiếu hụt trong hệ thống điện
Quả tim của bạn có một hệ thống điện của nó – một mạng lưới tín hiệu giúp nó đập chính xác – và một nhịp tim chậm có thể chỉ ra một sự không bình thường, bác sĩ Taub nói. Những người bị một vấn đề với hệ thống điện của tim có thể cảm thấy chóng mặt, choáng váng. Bác sĩ của bạn có thể dò tìm và định vị chính xác chỗ bị trục trặc với một EKG đơn giản.
Rèn luyện không đủ
Chắc bạn biết câu ngạn ngữ “dùng nóhay mất nó”? Nó áp dụng cho quả tim của bạn. Nó có một bó cơ và nó cần được rèn luyện để hoạt động với mức tột đỉnh của nó. “Sự kém hoạt động và sự trì trệ thường góp phần cho một nhịp tim nghỉ ngơi”, bác sĩ Taub nói. Tại sao? Bởi vì khi bạn ra khỏi trạng thái, tim của bạn phải làm việc vất vả hơn để đưa máu đến nơi cần đến. Thêm nữa, bạn càng to lớn thì càng cần nhiều máu. Càng nhiều máu để bơm thì tương đương với nhiều nhịp đập/phút.
Vì vậy, rèn luyện nhiều có thể giúp giảm nhịp tim nghỉ ngơi của bạn. Các vận động viên nghiêm túc tiêu biểu có nhịp tim nghỉ ngơi thấp hơn 60 nhịp/phút.
Tuyến giáp của bạn kém hoạt động hoặc hoạt động quá mức
Tuyến giáp của bạn – một cơ quan có hình dạng con bướm nằm ở cổ của bạn – sản xuất hoóc môn giúp điều khiển trao đổi chất trong cơ thể. Nếu nó không sản xuất đủ, có nghĩa là bạn bị “giảm hoạt động của tuyến giáp”, nó có thể gây ra tình trạng nhịp tim chậm, bác sĩ Taub nói. Ngược lại, nếu nó hoạt động quá mức và sản xuất quá nhiều hoóc môn, bạn sẽ bị “tăng hoạt động của tuyến giáp”, nó có thể làm tăng nhịp tim. Bác sĩ của bạn có thể kiểm tra chức năng tuyến giáp bằng cách thử máu.