• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Dạy con biết yêu thương

03/09/2015 05:18 GMT+7

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ số cảm xúc EQ chiếm giữ vai trò quan trọng đối với thành công sau này của một đứa trẻ, hơn cả chỉ số thông minh IQ.

Bài: Kim Ngọc

 

Mới đây, trong cuộc tọa đàm về Giáo dục cảm xúc, Tiến sĩ Hà Vĩnh Thọ (Giám đốc trung tâm chỉ số hạnh phúc quốc gia Butan) và bà Tôn Nữ Thị Ninh đã “tiếp lửa” cho các bậc làm cha mẹ thêm vững tin trên con đường gieo hạt mầm cảm xúc yêu thương cho con mình.

 

Có thể học để yêu

Tiến sĩ Hà Vĩnh Thọ cho biết: “Hạnh phúc là một kỹ năng và kỹ năng thì có thể dạy, có thể học”. Thực tế trong cuộc đời của một con người, không có kỹ năng nào quan trọng hơn kỹ năng hạnh phúc. Giáo dục cảm xúc cho trẻ em được định nghĩa là “nuôi dưỡng những hạt mầm đúng đắn”. Ý thức của trẻ em giống như một cánh đồng. Những “cái cây” mọc trên cánh đồng đó phụ thuộc vào hạt giống mà cha mẹ chúng gieo trồng. Thay vì sự thờ ơ hay coi nhẹ, chúng ta hãy bắt đầu gieo trồng những hạt mầm yêu thương trên cánh đồng của con mình.

 

32135

 

Giáo dục cảm xúc cho trẻ được phát triển dựa trên 3 nền tảng kết nối: kết nối với chính mình, kết nối với người khác và kết nối với thiên nhiên.

 

Trở ngại của giáo dục cảm xúc

Cuộc sống ngày nay có quá nhiều các thiết bị số thông minh. Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng thường xuyên bị kích thích khi tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị này. Lâu dần, cảm xúc của chúng bị chai lì. Chúng không thể tự kết nối bản thân cũng như kết nối với những người xung quanh. Khả năng chia sẻ, yêu là những cảm xúc rất tự nhiên của con người sẽ dần mất đi nếu không được nuôi dưỡng và đào tạo.  

 

little-girl-with-husky

 

Ở các thành phố lớn, trẻ em ngày càng ít được tiếp xúc với thiên nhiên. Những câu chuyện dở khóc dở cười khi trẻ phải miêu tả con trâu, con gà, đồng lúa... chính là những hệ quả trước mắt. Có nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn xảy ra đối với nhóm trẻ em này mà trên thế giới bắt đầu xuất hiện “Hội chứng thiếu hụt thiên nhiên”.

 

Cha mẹ phải là tấm gương

Theo Tiến sĩ Hà Vĩnh Thọ, giáo dục cảm xúc phải bắt đầu từ giáo dục người thầy – người thầy gần gũi, quan trọng và đầu tiên của trẻ em chính là cha mẹ. Hiện nay trong trường học, chúng ta hầu như không được dạy để phát triển trí thông minh cảm xúc. Tất cả chỉ tập trung vào ghi nhớ kiến thức hoặc tập trung vào trí thông minh toán học, trí thông minh ngôn ngữ.

 

child-hug

 

Là một chuyên gia giáo dục cho trẻ em từ 0 - 6 tuổi, Thạc sĩ Phạm Thị Thúy cũng cho biết: “Điều quan trọng nhất trong việc nâng cao cảm xúc cho con, đó là cha mẹ không thể là người vô cảm. Cha mẹ muốn cho con được tắm mình vào môi trường cảm xúc thì nhất thiết phải dành thời gian cho con, dạy con bằng tình yêu thương vô điều kiện”.

 

Khơi gợi cho con biết và hiểu về cảm xúc

Cho trẻ cảm nhận tình cảm yêu thương của cha mẹ bằng những cử chỉ, lời nói yêu thương, không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc.

 

o-MOTHER-AND-CHILD-facebook

 

Tập thói quen tốt quan tâm chia sẻ với người thân, gia đình và bè bạn. Tập cho trẻ quan sát cảm xúc của mọi người xung quanh giúp trẻ không chỉ nhận biết cảm xúc của người khác, hiểu nguồn gốc những cảm xúc đó, cũng như ảnh hưởng của cảm xúc đó đến mọi người. Từ đó, trẻ sẽ biết điều chỉnh cảm xúc, hành vi của mình.

Bia-Vi-do-la-nguoi-cha- -Cam-1

 

Hiểu cảm xúc của con và giúp con hiểu cảm xúc của cha mẹ. Giúp trẻ gọi tên cảm xúc, xây dựng vốn từ vựng cảm xúc.

 

Hiểu thêm về giáo dục cảm xúc

Thời Trang Trẻ giới thiệu đến bạn những quyển sách và chương trình giáo dục cảm xúc uy tín như:

  • Sách “Vì đó là người cha” (Hội quán các bà mẹ chủ biên); “Kỹ năng làm cha mẹ” (Th.s Phạm Thị Thúy chủ biên).
  • Lớp Mầm non Yêu thương (Q.3, TP.HCM) là nơi đang sử dụng phương pháp giáo dục cảm xúc với tiêu chí “yêu thương trẻ vô điều kiện”.
  • Khóa học “Bé thông minh cảm xúc” – trường ngoại khóa Tomato, Q. Phú Nhuận, TP.HCM.

 

 

Top
Top