• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Dạy con về tiền bạc

17/11/2015 23:52 GMT+7

Nhiều người chọn cách không cho con xài tiền, cần mua sắm gì cứ nói với cha mẹ. Một số khác lại thoải mái khi cho con tiền vì sợ con sẽ thua thiệt với bạn bè. Nên cho con tiền tiêu vặt khi nào? Nên cho con bao nhiêu và nên hay không nên cho tiền khi con làm việc nhà?

Bài: Thùy Dung

 

Khi nào con cần tiền tiêu vặt?

“Với đứa trẻ không quan tâm đến con số, giá trị của tiền bạc thì hãy chờ chúng đủ lớn”, chị Phương Nga, phụ huynh có hai con trai đang học Tiểu học cho biết. Có cha mẹ cho con tiền tiêu vặt khi chúng học Tiểu học, có cha mẹ đợi đến lúc con vào cấp II.

 

Ngoài việc cho con tiền tiêu vặt, cha mẹ còn phải dạy con cách sử dụng tiền hữu ích, cách tiết kiệm cũng như cách kiếm tiền.

Ngoài việc cho con tiền tiêu vặt, cha mẹ còn phải dạy con cách sử dụng tiền hữu ích, cách tiết kiệm cũng như cách kiếm tiền.

Độ tuổi nào là quyết định của bạn, phụ thuộc vào sự quan tâm cũng như ý thức của con bạn về tiền bạc. Nếu bé thích thú với các con số, đã biết tính toán và luôn tò mò “Cái này giá bao nhiêu?” thì có lẽ, đã đến lúc bạn có thể cho con tiền tiêu vặt. Tuy nhiên, cho bao nhiêu là đủ lại tiếp tục là một bài toán khó. Thời Trang Trẻ cho rằng số tiền bạn cho con phụ thuộc vào nhu cầu của chúng trong một ngày.

 

Khi nào con cần tiền tiêu vặt?

 

Nếu trẻ học bán trú, ăn cơm tại trường thì bạn chỉ nên cho con thêm tiền uống nước và ăn nhẹ. Chỉ nên cho trẻ tiền tiêu vặt vừa đủ xài trong một ngày. Nếu ngày nào trẻ cũng tiêu hết tiền, hãy khuyên trẻ thỉnh thoảng thử để dành. Nếu trẻ không dùng đến, hãy khen ngợi và khuyến khích trẻ hướng đến mục tiêu mua sắm to lớn hơn.

 

Có nên trả công khi trẻ làm việc nhà?

Khi các gia đình có trẻ nhỏ, có thể sẽ có người giúp việc. Khi những đứa trẻ này dần lớn, chúng ta có thể thu gọn dần lượng việc mà người giúp việc cần làm (trước đây có thể thuê người cả ngày – nay chỉ thuê 2h/ngày và tiến dần tới thuê cách ngày). Những công việc hàng ngày như rửa bát, quét nhà, tưới cây... cha mẹ có thể cùng con cái phân công nhau làm hàng ngày.

 

Có nên trả công khi trẻ làm việc nhà?

 

Với các công việc khó hơn, đòi hỏi nhiều công sức và sự khéo léo như lau chùi toilet, giặt màn cửa... cha mẹ có thể trả cho con một món tiền nhỏ để khuyến khích khi chúng muốn kiếm tiền để nhanh chóng đủ tiền mua được món đồ yêu thích. Chúng tôi đồng ý với quan điểm rằng mỗi thành viên trong gia đình bao gồm cả trẻ em đều có những việc thuộc về bổn phận, trách nhiệm với gia đình và không bao giờ cha mẹ nên trả tiền khi trẻ làm các công việc ấy.

 

Giúp con quản lý tiền bạc

Theo truyền thống của các gia đình Việt Nam, mỗi năm trẻ con có khá nhiều dịp được cho tiền hoặc tặng quà. Nhiều nhất có thể kể đến dịp Tết. Có nhiều phụ huynh đã mở tài khoản ngân hàng cho con (với sự giám hộ của cha mẹ cho đến khi trẻ 18 tuổi) từ khi chúng mới vừa được sinh ra.

 

Giúp con quản lý tiền bạc

 

Nhưng có lẽ, trẻ con sẽ cảm thấy dễ hiểu và thích thú hơn khi được sờ và nhìn thấy tiền. Bắt đầu từ lúc 5 -6 tuổi, chúng có thể bắt đầu có những con heo đất hoặc lọ thủy tinh đựng tiền tiết kiệm. Lúc nhỏ, mục tiêu tiêu tiền của trẻ chỉ đơn giản như mua quà vặt, đồ chơi, quà tặng bạn bè... Khi con lớn hơn, cha mẹ có thể gợi ý cho trẻ những mục đích mua sắm lớn hơn như mua xe đạp, máy tính hay tự đóng tiền học đại học, thậm chí là du học. Qua đó, trẻ sẽ dần tập cho mình những kế hoạch tiết kiệm.

 

Giúp con quản lý tiền bạc

 

Bạn cũng đừng quên mình chính là tấm gương phản chiếu tốt nhất cho trẻ. Hãy chi tiêu hợp lý, tiết kiệm và để cho con thấy, việc bạn nói, việc bạn chỉ dạy con quản lý tiền bạc cũng là cách mà bạn thực hành.

 

Đừng cho con quá nhiều tiền

Có những cha mẹ bận rộn nên thường đưa cho trẻ một lần số tiền tiêu vặt cho cả tháng. Điều này rất không nên vì trẻ dễ bị kẻ xấu, thậm chí là bạn học lợi dụng. Với trẻ ở tuổi Tiểu học, chúng cũng khó lòng kiềm chế để có thể tiêu xài đủ đến cuối tháng mà không phải xin thêm.

 

 

Top
Top