• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Tin tức khác

Đừng xem thường chất béo!

05/11/2015 09:41 GMT+7

Nếu cơ thể chúng ta không có chất béo thì sự vận hành của các cơ quan trong cơ thể sẽ gặp nhiều rắc rối.

Vì một lý do nào đó, bạn cho rằng chất béo là thủ phạm chính khiến bạn trở nên ục ịch hay khiến bạn mắc phải những bệnh hiểm nghèo như tim mạch, tiểu đường, huyết áp, thậm chí là ung thư. Thực tế, chất béo có phải là căn nguyên gây ra các loại bệnh này không, hãy cùng T/c Thời Trang Trẻ tìm hiểu bạn nhé!

 

Bạn biết gì về chất béo?

Các nhà dinh dưỡng học phân chia chất béo thành 2 nhóm, đó là: nhóm chất béo không bão hòa và nhóm chất béo bão hòa.

Bạn biết gì về chất béo?

Chất béo bão hòa có nhiều trong thịt, mỡ động vật, bơ, pho mát cứng, dầu cọ, dầu dừa, nếu dùng dư thừa có khả năng tạo cholesterol xấu trong máu tuy nhiên, đây lại là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể; Chất béo không bão hòa có trong mỡ cá, đặc biệt là cá biển, trong các dầu thực vật: dầu nành, dầu hạt cải, dầu hướng dương, dầu gạo… có tác dụng đào thải các cholesterol xấu trong cơ thể.

 

Cần thiết cho sự tăng trưởng

Trong những năm đầu đời, trẻ rất cần chất béo để tăng trưởng và phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Bạn biết không, một đứa trẻ phát triển bình thường trọng lượng cơ thể bé sẽ tăng gấp đôi sau 6 tháng, tăng gấp 3 sau một năm và gấp 4 lúc 2 tuổi.

 

Cần thiết cho sự tăng trưởng

 

Trọng lượng não cũng tăng nhanh sau khi sinh. Lúc sinh não chỉ nặng 350g, nhưng lúc 1 tuổi thì nặng gấp 3 lần. Não bộ và các mô thần kinh đặc biệt giàu chất béo. Viện Dinh dưỡng khuyến cáo, với trẻ dưới 1 tuổi, năng lượng do chất béo cung cấp phải trên 40%; với trẻ 1 - 2 tuổi, năng lượng do chất béo cung cấp khoảng 30 - 35% tổng năng lượng khẩu phần.

 

Khả năng dự trữ năng lượng cao

Các nghiên cứu khoa học cho biết ở người trưởng thành, có khoảng 18 - 24% trọng lượng cơ thể là chất béo.

 

Khả năng dự trữ năng lượng cao

 

Đây là chất thiết yếu, có mặt ở màng tế bào và các màng nội quan của tế bào, chúng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sống của tế bào, ngoài ra, có vai trò trong việc dự trữ năng lượng, điều hòa hoạt động, bảo vệ cơ thể trước những thay đổi về nhiệt độ… 20g chất béo mỗi ngày có thể đủ năng lượng cho bạn làm việc cả một ngày dài.

 

Là dung môi vận chuyển các vitamin

Bạn biết không, không phải bất kỳ loại vitamin nào cũng tan trong nước, một số chất như vitamin A, D, E và K (những vitamin có vai trò quan trọng với các chức năng thị giác, khả năng đáp ứng miễn dịch, tạo máu, tăng trưởng và chống lão hóa...) rất cần chất béo để hòa tan. Vì vậy mà các vitamin A, D, E và K này có vào được cơ thể hay không lại một phần phụ thuộc vào hàm lượng của chất béo trong thực phẩm.


Mang đến cho bạn làn da đẹp

Bạn thấy đó, hiếm có người gầy nào có được làn da mịn màng và săn chắc. Ngược lại, làn da ở những người quá gầy thường kém sắc, khô, thậm chí bị viêm, bong vẩy thì một phần là do thiếu chất béo.

Clear-skin

 

Với làn da, chất béo đóng vai trò rất quan trọng, khi có đầy đủ lượng chất béo cần thiết làn da sẽ căng mịn tươi trẻ.

 

Phối hợp cân bằng sẽ tốt

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cơ thể của chúng ta không thể thiếu một trong bốn thành phần quan trọng đạm, đường, béo và vitamin, nhưng bất cứ sự dư thừa nào cũng đưa đến tác hại. Cả hai nhóm chất béo này cũng vậy nếu dung nạp ở mức độ hợp lý sẽ rất tốt cho cơ thể, ngược lại, có thể gây nên những tác dụng phụ.

Phối hợp cân bằng sẽ tốt

Chất béo từ mỡ động vật từ trước đến nay được đánh giá rất thấp vì nghèo về các acid béo chưa no, song thực tế, loại chất béo này giàu vitamin A, vitamin D. Dầu thực vật được đánh giá cao, bởi có nhiều acid linoleic, phosphatid, tocopherol và cytosterol nhưng lại không có các vitamin A và D. Việc sử dụng phối hợp một lượng chất béo động vật và dầu thực vật phù hợp theo tỷ lệ 7:3 (70% chất béo từ thực vật và 30% chất béo từ thực vật) sẽ là cách tốt nhất để tạo ra sự cân bằng cơ thể.

 

Thiết lập các tổ chức liên kết

Chất béo là thành phần quan trọng của nhiều chất cần thiết đối với cơ thể. Các cấu trúc của chất béo tham gia cấu tạo các tế bào và dịch thể của các tổ chức, đặc biệt là tổ chức não.

Các axit béo không no như axit linoleic, axit arachidonic, DHA... là thành phần của nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học cao, là yếu tố cần thiết để cấu tạo màng tế bào, các tổ chức liên kết, tổ chức thần kinh…

 

Sử dụng & chế biến thông minh

Gần đây các phương tiện truyền thông nói nhiều về các loại thực phẩm chiên, nướng giàu chất béo làm gia tăng nguy cơ phát triển ung thư, đặc biệt là khi chúng chứa các loại dầu hydro hóa - chất béo transfat. Quá trình chiên kĩ hoặc chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ không tốt cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe, trong quá trình chế biến chất béo bạn cần lưu ý để ở nhiệt độ không quá 102 độ C. Khi đun lâu ở nhiệt độ cao các axit béo không no sẽ bị ôxy hóa làm mất tác dụng có ích với cơ thể của các axit này, đồng thời các liên kết kép trong cấu trúc của chúng nhanh chóng bị bẻ gãy tạo thành các sản phẩm trung gian như là peroxit, aldehyt... có hại đối với cơ thể. Không nên tái sử dụng dầu, mỡ đã rán qua ở nhiệt độ cao.

 

Viện Dinh dưỡng khuyến nghị

Có 3 nhóm đối tượng cần tiêu thụ nhiều chất béo hơn cả là trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú. Ở trẻ đang bú mẹ, vì 50 - 60% năng lượng ăn vào là do chất béo do sữa mẹ cung cấp.

Thiết lập các tổ chức liên kết

Trẻ 6 - 11 tháng tuổi, tỷ lệ năng lượng chất béo cần đạt 40% và trẻ 1 - 3 tuổi cần đạt 35 - 40% năng lượng tổng số. Bạn biết không, đã có rất nhiều chị em mới sinh con rất ngại ăn đồ béo, một phần lo sợ tăng cân, một phần lo ngại ảnh hưởng đến tiêu hóa của mẹ, của con, nhưng sự kiêng cữ này có thể khiến con yêu của bị thiếu vitamin K do không có chất béo để chuyển hóa vitamin này từ thức ăn để cung cấp cho cơ thể.

 

Top
Top