• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Giải mã những logo của các thương hiệu đậm chất thời trang, đầy chất chơi Nhật Bản

Tiffany Trần
lamthuyanh85@yahoo.com
14/09/2022 10:00 GMT+7

Những chiếc logo đậm chất thời trang của đất nước hoa anh đào Nhật Bản luôn mang lại những ý nghĩa sâu sắc và gợi trí tò mò với người tiêu dùng . Cùng khám phá và giải mã logo của các thương hiệu lớn "đầy chất chơi" đến từ Nhật Bản.

Từ những nhà bán lẻ đồ dùng nội thất, hàng tiêu dùng phổ biến như: Muji, Sakuko, thời trang Bape đến những nhà hàng sang trọng như Morico, đây là các thương hiệu rất quen thuộc với người dân Việt chuộng lối sống tối giản, tinh tế và chất lượng cao của văn hóa Nhật Bản.

Logo của các thương hiệu thời trang Nhật

Thời trang Nhật ngày càng được ưa chuộng nhờ tính tối giản, dễ ứng dụng và cả những thương hiệu thời trang đậm màu sắc cá tính, anime. Những đại diện cho hai màu sắc trái ngược nhau này là: Kenzo, Issey Miyake, Onitsuka Tiger, Uniqlo và Bape.

1. Bape - tình yêu mãnh liệt dành cho thời trang đường phố thịnh hành

Logo của A Bathing Ape mang hình tượng chất lừ và thiên hướng thời trang đường phố.

Bape là từ viết tắt của thương hiệu thời trang Nhật Bản - A Bathing Ape, được thành lập bởi Nigo.

Phong cách quần áo của Bape có thiên hướng phù hợp với dân hiphop, rap hoặc những người yêu thích phong cách thời trang đường phố.

Bape logo được Nigo lấy cảm hứng từ tình yêu mãnh liệt dành cho văn hóa đường phố. Tên thương hiệu dựa trên một câu ca dao truyền thống: “A bathing ape in lukewarm water” (ám chỉ thói quen ngâm mình trong bồn tắm rất lâu của người Nhật, đến khi nước chỉ còn là hơi ấm), dùng để miêu tả người có đam mê, luôn theo đuổi, gắn bó đam mê. Kết hợp cùng “cơn sốt” điện ảnh Planet of the Apes ở Nhật vào khoảng thời gian đó.

Logo của thương hiệu có sự tối giản nhưng tinh tế trong từng chi tiết, thể hiện được giá trị và tầm nhìn về góc thời trang đường phố.

2. Kenzo

Logo thương hiệu còn được biết tới họa tiết hình con hổ mang biểu tượng đặc trưng của “rừng rậm”, đúng với nghĩa đen tên thương hiệu được đặt lần đầu tiên của hãng.

Logo thương hiệu Kenzo được đặt theo tên của người sáng lập - Kenzo Takada. Trong tiếng Nhật, “Ken” nghĩa là khôn ngoan và “Zo” là 3. Mẫu logo thương hiệu thời trang Kenzo được thiết kế mới lại với 3 đường kẻ sọc hiện đại thể hiện được phần nào sự tươi mới của logo thương hiệu Kenzo so với trước đây.

Dòng chữ “Paris” được đặt bên trong chữ O khác hẳn với các logo thương hiệu của các hãng thời trang khác thường hay để nơi sản sinh của mình ở dòng phía dưới.

Thương hiệu thời trang Kenzo được thành lập vào năm 1970 bởi nhà thiết kế người Nhật, Kenzo Takada, luôn là một trong những thương hiệu thời trang đi đầu về sự tinh tế cũng như huyền bí và quyến rũ đậm chất Á Đông, khác biệt hoàn toàn so với các thương hiệu thời trang khác ở châu Âu. Tên lúc đầu của thương hiệu là Jungle Jap, nghĩa là “rừng Nhật Bản”.

Với phông nền màu trắng tươi sáng, 3 đường kẻ sọc này còn giúp chúng ta liên tưởng tới những bóng đèn led neon, gợi lên phong cách đường phố đặc trưng của Nhật Bản, cụ thể là Tokyo - nơi nổi tiếng với các thiết bị điện tử và những bảng hiệu quảng cáo trên đường phố. Đây không chỉ muốn gợi nhắc cho mọi người về quê hương của Kenzo Takada mà còn ẩn chứa sự trực quan rất bắt mắt người xem.

3. Uniqlo - bước ra thế giới nhưng vẫn giữ nét tinh túy của Nhật Bản

Đây là một thương hiệu thời trang mang tính tiêu biểu của Nhật Bản: Kiểu mẫu, sáng tạo và bền vững… với những sản phẩm may mặc sử dụng nguyên vật liệu mới, chất lượng tốt và giá cả hợp lý.

Với ý tưởng từ con dấu ký tên của Nhật, logo thương hiệu bao gồm 2 mẫu logo. Trên thực tế, hai mẫu logo này đều là tên gọi của hãng.

Mẫu thiết kế logo đặc biệt của Uniqlo hiện nay đã được đổi mới kể từ năm 2006. Trong đó, logo đang được sử dụng được thiết kế bởi Kashiwa Sato, bao gồm 2 hình vuông với 2 màu chủ đạo đỏ - trắng, tượng trưng cho màu quốc kỳ Nhật Bản. Tuy nhiên một phiên bản sẽ dùng chữ Latinh, còn phiên bản còn lại là Katakana - một bảng chữ cái thường dùng để phiên âm các từ tiếng nước ngoài của Nhật.

Logo thương hiệu nổi bật, mang lại độ nhận diện cao cùng ý nghĩa hướng về nguồn cội.

Đó cũng là ý đồ mà NTK kiêm giám đốc sáng tạo Kashiwa Sato - một trong những "bộ óc" thiên tài của ngành nghệ thuật và quảng cáo, đã đưa ra khi ông bắt tay thiết kế lại logo cho Uniqlo. Thông qua đó, thương hiệu muốn truyền đi một thông điệp: "Bước ra thế giới nhưng vẫn giữ nét tinh túy của Nhật Bản".

4. Muji - “Less is More", tối giản tuyệt đối

Thương hiệu hướng sự tập trung vào sản phẩm và loại bỏ những trang trí không cần thiết.

Muji là viết tắt của "Mujirushi" (tiếng Nhật nghĩa là "không thương hiệu"). Câu slogan bên cạnh logo cũng mang thông điệp "Mujirushi Ryohin", nghĩa là “sản phẩm chất lượng không có thương hiệu”. Đây cũng chính là thông điệp về sản phẩm mà MUJI muốn truyền tải đến những khách hàng của mình. Thương hiệu cũng được biết đến là người đi trước xu hướng “Marie Kondo” hiện nay về phân loại, dọn dẹp và sắp xếp đồ có tổ chức.

Mọi thứ về thương hiệu, từ logo, bao bì và thiết kế tối giản của những cửa hàng, đều thể hiện phong cách “Less is More”.

Nhật Bản nổi tiếng với phong cách tối giản, và thương hiệu hiểu được điều đó và luôn mang văn hóa của đất nước vào thiết kế tối giản của logo. Không cầu kì nhưng mang đầy đủ sự tinh tế của văn hóa đất nước.

Logo đậm chất Nhật từ không gian sống đến nhà hàng

Người Nhật nổi tiếng là một dân tộc tôn trọng những lễ nghĩa, sống một cách có nguyên tắc và làm việc một cách nghiêm túc. Những không gian mà họ tạo ra luôn mang một chuẩn mực nhất định, vừa có sự trang trọng lại vừa có sự ấm cúng.

5. Morico - người đồng hành tin cậy lan tỏa văn hóa và ẩm thực Nhật Bản

Morico với chữ “MORI - 森” là khu rừng Nhật Bản với hình tượng 3 cây ghép lại và “Co” là chữ viết tắt của “Companion” - người đồng hành.

Logo của thương hiệu mang đậm nét vẽ của rừng cây và tối giản. Từ năm 2017, Morico đã thay đổi bộ nhận diện thương hiệu với mô hình kinh doanh Modern Japanese Restaurant Café. Khu rừng Nhật Bản luôn có sự tổ chức tốt để chào đón con người hòa nhập vào thiên nhiên, thật sự chìm đắm trong việc thưởng thức cái đẹp.

Ý tưởng của Morico bắt nguồn từ một lần ông chủ của thương hiệu tình cờ đang đi xuyên qua một khu rừng nằm ở phía bắc Nikko vào mùa thu lá đỏ qua cây cầu gỗ nhỏ.

Cây cầu gỗ nhỏ bắc ngang qua dòng suối trong róc rách gợi nên đến bức tranh thiên nhiên tĩnh lặng tuyệt vời, nơi không có những lo toan của cuộc sống thường nhật, chỉ còn lại cảm giác yên bình đến lạ. Morico mong muốn khách hàng hiểu được ẩm thực và văn hóa Nhật Bản cũng giống như khu rừng này, lạ lẫm, đầy những điều thú vị mới mẻ để khám phá, không ngừng biến chuyển theo mùa nhưng vẫn có quy luật riêng của nó và luôn rất đẹp.

6. Sakuko - bản sắc Nhật được thể hiện tinh tế và tối giản

Sakuko Japanese Store - Hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng Nhật Bản là thương hiệu trực thuộc Sakuko Việt Nam, chuyên phân phối và bán lẻ hàng Nhật nội địa.

Từ tháng 7 năm nay, logo của thương hiệu này được cách điệu thêm và có nhiều thay đổi với chữ O. Theo chia sẻ của đại diện Sakuko, ở phần hình của logo mới này, bản sắc Nhật được thể hiện tinh tế và tối giản hơn.

Chữ O trong Sakuko cũng giống như vòng tròn Enso, tượng trưng cho sự đoàn kết, kỷ luật và công bằng. Đặc biệt, góc bên phải của chữ O được cách điệu hướng lên trên, thể hiện sự cải tiến, khát vọng phát triển không ngừng.

Tuy nhiên điều này không có nghĩa là “tiết chế" phong vị Nhật mà mang ý nghĩa giữ gìn, nâng niu từ bên trong, không quá chú ý đến sự phô trương, hoa mỹ. Thông qua sự thay đổi này, thương hiệu muốn thể hiện định vị và chiến lược mới: "Thân thiện hơn với người dùng Việt nhưng vẫn giữ trọn bản sắc Nhật Bản".

Ảnh: Muji, Uniqlo, Sakuko, Morico

Top
Top