• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Giải tỏa cho thai phụ

12/04/2016 03:47 GMT+7

Giải tỏa những lo lắng khi mang thai sắp đến ngày sinh cho mẹ bầu với nhiều vấn đề thường trực của các bà bầu, cả những thắc mắc thầm kín không dám hỏi bác sĩ vì ngại là điều sẽ được chúng tôi đề cập trong chuyên mục tuần này.

Bài: BS Nguyễn Kim Oanh (Khoa Sinh - Dịch vụ, BV Hùng Vương TP.HCM)

 

Lo lắng cho ca sinh nở là điều đương nhiêu với tất cả mẹ bầu. Hơn bao giờ hết, đây là thời gian họ lo lắng nhất cho sự an toàn của con yêu trong hành trình đón chào thế giới. Trên thực tế, hầu hết các ca sinh nở đều diễn ra an toàn, tuy nhiên một phần nhỏ trong số đó vẫn có rủi ro. Không chỉ lo lắng cho em bé, mẹ còn lo lắng nhiều về cơn đau đẻ, có thể đẻ thường được không?, có bị cắt tầng sinh môn không?… Hãy cùng chúng tôi giải tỏa những lo lắng này cho chị em trước giờ lâm bồn nhé!

 

ca441236 shutterstock 54334177.xxxlarge 2x

 

Bị ra nhiều dịch khi mang thai có phải cơ thể tôi đang bất thường?

Sai! Phụ nữ mang thai có lượng hooc-mon biến đổi cực kì thất thường. Thêm vào đó, lưu lượng máu xuống vùng xương chậu cũng gia tăng. Vì vậy, mẹ sẽ nhận thấy cơ thể tiết nhiều chất dịch trong lúc mang thai. Nếu mẹ thấy đau, rát, ngứa hoặc dịch lỏng loãng, nên gọi ngay bác sĩ vì có thể bạn bị viêm nhiễm hoặc vỡ nước ối.

 

Chứng “xì hơi” và khó tiêu khi mang thai luôn gây khó chịu?

Đúng! Thay đổi hooc-mon khi mang thai làm giảm khả năng hoạt động hiệu quả của bộ máy tiêu hóa. Theo thống kê, có đến 85% mẹ bầu gặp phải các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, ợ nóng, ốm nghén khi mới mang thai. Chúng dần chuyển sang tình trạng dư axit hoặc khó tiêu về sau nhưng điều này hết sức bình thường.

 

pregnant-woman-1

 

Tôi có thể bị đại tiện trong phòng sinh?

Đúng! Nhưng bạn đừng lo lắng nhé! Điều này chỉ xảy ra nếu ruột già quá đầy và vì trực tràng ngay dưới tử cung, mẹ sẽ tạo “áp lực” xuống khu vực này mỗi khi rặn. Hãy an tâm vì các y bác sĩ phòng hộ sinh đã có nhiều năm kinh nghiệm, luôn sẵn sàng cảm thông, giúp đỡ, giữ thể diện và sự riêng tư cần thiết cho mẹ. Vì vậy, hãy tập trung vào em bé để ca sinh nở tốt đẹp.

 

Tôi sợ bị rạch tầng sinh môn khi sinh thường?

Đúng! Ngày nay thủ thuật rạch tầng sinh môn khi sinh thường đã trở lên rất phổ biến. Thủ thuật này sẽ giúp em bé dễ dàng chào đời và giảm nguy cơ xấu với trẻ sơ sinh trong quá trình sinh qua ngã âm đạo. Trong khi rạch mẹ sẽ không cảm thấy đau nhưng đến lúc khâu tầng sinh môn, có lẽ mẹ sẽ phải hét toáng lên rằng “còn đau hơn đau đẻ”. Tuy nhiên, các mẹ bầu không nên quá sợ vì mẹ sẽ được sử dụng các loại thuốc gây tê để bớt đau và vết rạch tầng sinh môn cũng rất nhanh lành (chỉ sau sinh khoảng 3 - 5 ngày). Hãy luôn tâm niệm rằng, thủ thuật này là để giúp bé của bạn chào đời nhanh và an toàn hơn, bạn sẽ bớt lo lắng.

 

shutterstock 190732466

 

Âm đạo của tôi sẽ bị giãn sau khi sinh?

Đúng! Âm đạo của phụ nữ được thiết kế giãn ra lúc vượt cạn để bé có thể chui ra ngoài nhưng ngay sau khi sinh xong, âm đạo sẽ dần trở lại kích thước bình thường. Vì thế ngay lúc này mẹ hãy cố gắng tập bài tập siết cơ âm đạo và sàn chậu Kegel thường xuyên để giúp âm đạo co lại như cũ.

 

support in pregnancy

 

Bị chứng tiểu tiện mất kiểm soát sau khi sinh?

Đúng! Khả năng kiểm soát tiểu tiện của mẹ sẽ bị giảm sau khi mang thai và sinh nở. Càng gần ngày sinh, việc kiểm soát trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ giảm bớt sau khi sinh từ 6 tuần đến 3 tháng. Đặc biệt, bài tập Kegel cũng rất có ích cho các mẹ trong quãng thời gian này. Mẹ nên gặp bác sĩ để được tư vấn nếu triệu chứng trên không thuyên giảm.

 

Sau khi sinh “chuyện ấy” trở nên đau hơn?

Đúng! Cơ thể phụ nữ cần thời gian phục hồi nhiều thương tổn sau khi sinh. Đối với những mẹ đang trong thời kì cho con bú, lượng hooc-mon, đặc biệt là estrogen, biến đổi và gây nên tình trạng khô âm đạo. Mẹ hãy thử dùng chất bôi trơn để cơ thể thoải mái, có thời gian điều chỉnh lại nhịp sinh hoạt sau khi có em bé. Ngoài ra, mẹ nên đến gặp bác sĩ nếu sau vài tháng mà tình trạng trên không được cải thiện.

 

pregnancy-observation

 

 

Top
Top