Bài: Hà Phạm (dịch theo psychologytoday.com)
Mặc dù những cập nhật trên Facebook của chúng ta hoàn toàn khác nhau, nhưng rõ ràng những thông tin liên quan đến đám cưới, đính hôn thường thu hút sự chú ý của bạn bè nhiều hơn. Nhìn vào những post các cô dâu trong chiếc váy trắng, các cặp vợ chồng tay trong tay, các bậc cha mẹ tự hào về con cái của họ, hẳn sẽ khiến người xem cảm thấy phấn khởi. Tôi tự hỏi có bao nhiêu người sẽ đi với nhau suốt chặng đường dài và biết được những gì cần nói với người mình yêu để hôn nhân được hạnh phúc dài lâu, bởi vì có rất ít nghiên cứu khoa học về vấn đề này.
Trớ trêu thay, trước khi tình yêu lãng mạn trở thành cơ sở cho hôn nhân, một nghiên cứu của Stephanie Coontz vào những năm 1700 cho thấy hôn nhân luôn đặt nền tảng thông qua việc giao tiếp vì đó là sự ràng buộc giữa các cá nhân về tài sản và gia đình. Sự thật, với những ai đã từng trải qua một cuộc ly dị biết hôn nhân vẫn chỉ là một “hợp đồng”. Việc xem tình yêu lãng mạn như là cơ sở cho việc kết hôn sẽ có một số nhược điểm nhất định, mặc dù ít ra nó cũng tạo được hình ảnh tốt đẹp ban đầu. Có gì không thích nếu chàng thuê người để chuẩn bị màn cầu hôn lãng mạn và đặt chiếc nhẫn lên đỉnh của chiếc bánh cupcake dễ thương? Ai không bất ngờ trước chuyện tình lãng mạn suốt nhiều năm của cô bạn thân và sau đó, nhận ra tình yêu cũng chỉ là sương khói? Chính vì thế, cần phải cùng nhau bàn bạc về cuộc sống tương lai để tránh những điều đáng tiếc bởi vì mọi người có xu hướng chọn đối tượng lãng mạn, dịu dàng để yêu mù quáng mà quên đi những kẽ hở trong mối quan hệ của mình.
Hôn nhân phức tạp bởi vì con người phức tạp. Đó là sự thật. Mỗi người trong chúng ta mang vào cuộc hôn nhân một chiếc ghe chở những suy nghĩ vô hình về hôn nhân, dựa trên những gì chúng ta đã nhìn thấy, nghe thấy, hoặc có kinh nghiệm. Nói cách khác, hình thành trong tương phản với ví dụ của cha mẹ và những suy nghĩ vô thức sẽ ảnh hưởng đến hành vi và phản ứng của chúng ta. Hôn nhân đã thiết lập cho riêng mình các “huyền thoại”, bao gồm cả sai lầm nhưng bị ràng buộc bởi thủ tục kết hôn. Vì vậy, nghiên cứu được tiến hành trên cả đối cưới tượng kết hôn và ly dị sau đây đã đưa ra những vấn đề bạn nên đàm phán với nhau trước khi quyết định kết hôn để tránh phát sinh vấn đề đáng tiếc:
Thảo luận về tiền bạc
Tất nhiên, tiền bạc là điều không ai muốn bàn đến vì nó quá sòng phẳng và không lãng mạn, hay thậm chí còn làm mất tình cảm. Hầu hết chúng ta trưởng thành và được gia đình giáo dục về tài chính là cá nhân. Nghiên cứu cho thấy sự bất đồng về tài chính là nguyên nhân của một số vụ ly hôn, chiếm ưu thế hơn so với ngoại tình. Bạn có thể thấy rằng chàng có thái độ khác nhau đối với tiền của bản thân hơn của bạn. Anh ấy rất thận trọng trong chi tiêu so với bạn. Hay anh ấy có thể chi tiêu bất cẩn và nhiều khoản nợ thẻ tín dụng, nhưng điều đó chỉ trở thành một vấn đề chung sau khi bạn đã kết hôn. Đó là sai lầm nghiêm trọng. Hai bạn nên thảo luận về các khoản thu nhập của cả hai và những quyết định liên quan đến chi tiêu, khám phá quan điểm về nợ và tiết kiệm, và những kế hoạch chi tiêu trong tương lai (đi học ngoại khóa, có con,...)
Điều quan trọng là cả hai cần đảm bảo sự thống nhất về mục tiêu tài chính. Việc này rất quan trọng bởi vì theo nhà nghiên cứu Jeff rey Dew và các đồng nghiệp, việc tranh luận về tiền bạc sẽ làm cả hai cảm thấy được giá trị quyền lực, cam kết, tôn trọng và công bằng trong mối quan hệ của mình. Nghiên cứu cũng cho thấy đôi khi tranh cãi về tiền bạc là dễ dàng hơn so với việc giải quyết những mâu thuẫn sâu xa và thất vọng đó là trung tâm của một cuộc hôn nhân thất bại. Xung đột tài chính không chỉ là nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn nhưng là nguyên nhân thường xuyên và kéo dài của các cuộc xung đột trong hôn nhân.
Thảo luận để hiểu nhau
Việc này vô cùng quan trọng. Mỗi cuộc hôn nhân sẽ trải qua những giai đoạn căng thẳng khi nhu cầu hay mục tiêu của một người thay đổi hoặc một người muốn phát triển theo những cách mà người kia thì không. Hay đơn giản chỉ là một người không hài lòng với tình trạng hiện tại của mối quan hệ và muốn mọi thứ thay đổi. Nghiên cứu của Carol Dweck và những cộng sự đã tiết lộ rằng niềm tin của bạn về tính cách, cho dù bạn tin rằng nó cố định và không thay đổi hoặc dễ uốn và có thể thay đổi, là chìa khóa để điều hướng các giai đoạn căng thẳng của mối quan hệ. Càng tin rằng tính cách và hành vi mềm dẻo là tốt hơn, bạn sẽ có thể đàm phán để yêu cầu đối phương thay đổi. Bạn sẽ sẵn sàng học hỏi và cố gắng, nỗ lực, ghi nhớ thất bại và nâng cao hiểu biết.
Chia sẻ kỷ niệm thời thơ ấu của mình
Không bàn đến kỳ nghỉ thú vị, hoặc những chuyện tình lãng mạn bạn từng có. Các chuyên gia đang bàn đến những thứ khó khăn hơn, đặc biệt là nếu thời thơ ấu của bạn không được hoàn hảo. Mọi người có xu hướng né tránh đề cập vì nhiều lý do, nhưng đó là một phần quan trọng để hiểu biết lý do tại sao người yêu của bạn lại có tính cách như vậy. Nếu nhận được bức tâm thư của chàng, hay các tình huống tình cảm khác nhau, câu trả lời có thể nằm trong ký ức thời niên thiếu của bạn của thời thơ ấu.
Thảo luận việc nuôi con
Không chỉ khen con đáng yêu như thế nào mà là một cuộc thảo luận thực sự về cách nuôi dạy con. Bởi vì nghĩ hôn nhân lãng mạn, nên chúng ta thường không thực sự tập trung vào việc mình sẽ trở thành người cha hay người mẹ như thế nào. Cần lưu ý là những bất đồng về việc nuôi dạy con cái là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều cặp vợ chồng chia tay. Chính vì thế cả hai nên ngồi lại để thảo luận về thời thơ ấu lý tưởng: Bạn có thích ra kỷ luật, nghiêm khắc, mong đợi, hay áp lực cho con cái? Bạn muốn trở thành người cha hay người mẹ cư xử với con theo kiểu truyền thống? Và nếu cả hai có quan điểm khác nhau về việc nuôi dạy con cái, nên ngồi lại để thống nhất ý kiến. Rõ ràng, việc tăng cường giao tiếp, chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc có thể giúp duy trì cuộc hôn nhân tốt đẹp hơn.