• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Khi cha mẹ dạy con theo “trend”

24/05/2020 11:00 GMT+7

Nhiều cha mẹ ngày nay đang bị cuốn vào những phương pháp dạy con kiểu Nhật, kiểu Do Thái, Hà Lan, Pháp, Buhtan, Israel… Mỗi cuốn sách dạy con ra đời đều được phụ huynh hồ hởi tìm đọc, chia sẻ rồi đem về áp dụng ngay với con mình. Không chọn lọc và áp dụng hàng loạt các phương pháp giáo dục bên ngoài sẽ biến con em chúng ta thành những chú chuột bạch cho các “thí nghiệm” giáo dục của cha mẹ.

Sách có phải luôn là người bạn tốt?

Dù được xếp vào nhóm sách dạy làm cha mẹ nhưng không phải tất cả các cuốn sách đều có giá trị. Có nhiều đầu sách tốt nhưng cũng có những cuốn sách chỉ mang tính thị trường mà ngay chính người viết, người dịch cũng chẳng quan tâm đến nội dung của sách. Tiến sĩ Lê Nguyên Phương, tác giả “Dạy con trong hoang mang”, viết: “Điều đáng lo ngại là các “kiểu dạy con” này lại mang định hướng giáo dục dựa trên văn hóa và tập tục của một quốc gia được xem là thành công trên thế giới hơn là dựa trên những lý thuyết nền tảng trong ngành tâm lý giáo dục và quan trọng nhất là kết quả nghiên cứu khoa học cập nhật”.

Tại các nhà sách, các diễn đàn làm cha mẹ ngày ngày đều có những bài viết khen những tựa sách rất nổi, và những chia sẻ kinh nghiệm áp dụng (phần lớn là hiệu quả) của các thành viên. Chia sẻ trong một buổi livestream trên trang Tám cuối tuần, thầy giáo Nguyễn Phúc Thịnh cho biết: “Khi biết được một phương pháp giáo dục ưu việt, phụ huynh hăm hở tìm hiểu rồi áp dụng khoảng 3 tháng. Khi thấy không hiệu quả lại lặp lại quy trình. Kiểu giáo dục này chỉ mang đến cho con em chúng ta một “nồi lẩu” thập cẩm các phương pháp giáo dục và rồi trong mắt con trẻ cũng như phụ huynh, giáo dục Việt Nam thật tệ. Cha mẹ nói họ muốn tốt cho con nhưng thực ra họ chỉ đang làm theo ý muốn bản thân; bởi vì đối tượng thụ hưởng giáo dục không được nói lên ý kiến, không được hỏi họ muốn được giáo dục như thế nào”. Đọc sách dạy làm cha mẹ là điều đáng quý nhưng cũng nên tỉnh táo chọn lọc, thẩm định và phản biện để tìm được tựa sách chất lượng.

Không có “công thức” chung

Cha mẹ, ông bà nhiều thế hệ đã đúc kết “cha mẹ sinh con, trời sinh tính” để nói rằng mỗi đứa trẻ đều khác biệt. Một phương pháp, cách thức giáo dục có thể áp dụng thành công với trẻ A nhưng không thành công với trẻ B; hai trẻ trong một gia đình có thể không phù hợp với cùng một phương pháp giáo dục bởi bản thân mỗi trẻ lại có cách tiếp thu sự giáo dục theo đường hướng khác nhau. Hãy quan sát trẻ từ nhỏ để hiểu tâm tư, cá tính, nguyện vọng của trẻ để có phương pháp cá biệt dành riêng cho trẻ. Quan trọng hơn, hãy giáo dục bản thân mình trước khi giáo dục con theo đường hướng nào đó. Mọi lời nói hành động trong cuộc sống hành ngày của cha mẹ đều có tác động lên trẻ như một tấm gương soi. “Và dù áp dụng phương pháp nào đi chăng nữa, cũng đừng quên giáo dục bằng tình yêu thương và sự tôn trọng dành cho trẻ”, thầy Nguyễn Phúc Thịnh cho biết.

Top
Top