Mê Linh (dịch)
Zou Qinghong, một cựu dẫn chương trình truyền hình Trung Quốc, đã tìm đến bệnh viện phụ sản ở California vào hồi tháng 6 để đông lạnh trứng – một quy trình không cho phép cô làm việc đó ngay tại quê nhà.
Zou Qinghong
Cũng giống như nhiều phụ nữ Trung Quốc, cô Zou tập trung vào xây dựng sự nghiệp. “Bạn làm việc quá thời thời gian mỗi ngày. Không có thời gian hẹn hò”, cô chia sẻ.
Giờ đây, ở độ tuổi 40 và hy vọng có con vào một ngày nào đó, cho dù cô có thể tìm thấy người bạn đời hay không.
Cô Zou nằm trong số phụ nữ đang gia tăng ở Trung Quốc những người mở lòng với sự chọn lựa của họ khi đông lạnh trứng ở Mỹ và những nơi khác. Điều đó đã châm ngòi cho cuộc tranh cãi ở một đất nước cấm các cách bảo quản trứng như một phần quản lý kế hoạch hóa gia đình.
Tập trung cho sự nghiệp
Trung Quốc có chưa đầy 20 ngân hàng tinh trùng. Và đối với việc đông lạnh trứng, các quan chức y tế cho biết quy trình chỉ dành cho những người ung thư cổ tử cung hoặc mắc các chứng bệnh khác. Và họ cần phải kết hôn.
Ủy ban Y tế quốc gia và kế hoạch hóa gia đình không đưa ra bất cứ một bình luận nào.
Tom Tang, nhân viên tài chính 30 tuổi ở Bắc Kinh, đồng ý với việc cấm phụ nữ độc thân. “Nếu việc đông lạnh trứng được cho phép, nhiều người sẽ sinh con mà không cần lấy chồng”, anh nhấn mạnh.
Kể từ năm 1980, khi Trung Quốc thành lập chính sách một con, các nhà lãnh đạo của quốc gia đông dân nhất thế giới đã tập trung vào việc hạn chế, thay vì khuyến khích, sinh đẻ để kiểm soát sự tăng dân số.
Thậm chí các cặp vợ chồng có kế hoạch sinh con cần đăng ký với các nhà chức trách và chịu phạt vì có con mà không được phép; những sự hạn chế như vậy có nghĩa là một số bà mẹ chưa lấy chồng sinh con ở nước ngoài. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều phụ nữ sinh con mà không cần kết hôn, đối mặt với các mức phạt khi đăng ký cho con đi học và những phúc lợi xã hội khác.
Việc cởi bỏ các nguyên tắc cách đây 2 năm cho phép một số cặp vợ chồng – mà trong đó ít nhất vợ hoặc chồng là con một – sinh hai con không tạo nên sự bùng nổ dân số. Các nhà nhân chủng học giờ đây nhận định các nhà làm chính sách ngăn trở sự thiếu hụt lao động đã được dự đoán, khi tranh luận họ cần dỡ bỏ hoàn toàn các sự cấm đoán sinh đẻ. Tỉ lệ sinh đẻ của quốc gia này, hoặc con số sinh đẻ tính trên từng phụ nữ, thấp hơn mức được thay thế là 1.17 vào năm 2013, theo dữ liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới.
Nhiều người ở Trung Quốc, cũng như ở các quốc gia hiện đại khác, đang trì hoãn việc lập gia đình khi họ tập trung vào sự nghiệp. Những sự trì hoãn như thế có nghĩa là ngày càng có nhiều phụ nữ đang gặp rắc rối với việc mang thai. Theo Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc và Cao đẳng Y tế Quảng Đông, độ tuổi trung bình của những người Trung Quốc làm mẹ lần đầu tiên là 28.2 vào năm 2010, tăng từ mức 26.3 vào năm 2000.
Nhu cầu có thật
Các phòng chờ tại các bệnh viện phụ sản như Reproductive Medical Center of Peking University Third Hospital đang tràn lan các bệnh nhân như Li Xue, người khá trẻ 28 tuổi và cố gắng 3 lần thụ tinh trong ống nghiệm. “Chúng tôi gặp rất nhiều áp lực gia đình trong chuyện cóem bé”, cô Li, người đang tìm kiếm lần khác để thụ tinh trong ống nghiệm, thổ lộ.
Mỗi ngày trung bình 1.600 – 1.800 bệnh nhân đến Third Hospital để bảo quản trứng, theo Liu Ping, phó giám đốc Reproductive Medical Center. Bác sĩ Liu tin rằng nhu cầu thậm chí còn cao hơn nhưng nhiều người không đủ tiền để trang trải chi phí ít nhất là 5.000 USD.
Nhu cầu đã tạo sự lan tràn sang Mỹ, nơi các cặp vợ chồng có thể kiểm tra phôi thai và chọn giới tính. Các cơ quan tư vấn y tế như Hpy Future và Travel Healthcare Ltd. trở thành người trung gian nối kết các công dân Trung Quốc đến với các bệnh viện phụ sản Mỹ.
Hpy Future đặt văn phòng tại Bắc Kinh, cho biết nhu cầu thụ tinh trong ống nghiệm tăng vọt. Travel Healthcare trình bày nó đang nhìn thấy nhu cầu gia tăng. Vào hồi đầu năm nay, công ty có trụ sở ở Thượng Hải đã đưa các bác sĩ từ Oregon đến gặp gỡ các bệnh nhân tiềm năng Trung Quốc.
Chuyên gia sản phụ khoa Lee Kao làm việc tại Trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm Life ở Irvine, California, trình bày phần lớn trong 1.500 đến 1.800 bệnh nhân Trung Quốc ông chữa hàng năm đều kết hôn và tìm kiếm cách có thai, trong khi chưa đầy 5% phụ nữ tìm cách đông lạnh trứng của mình, mặc dù ông nhấn mạnh con số đó đang gia tăng.
Không có con số thống kê quốc gia về số phụ nữ Trung Quốc đông lạnh trứng.
Muốn con không muốn chồng |
Cô Zou Qinghong, người nhận bằng thạc sĩ chính sách công của Đại học Columbia dạo gần đây đã từ bỏ sự nghiệp truyền hình để bắt đầu chương trình học hè quốc tế dành cho tầng lớp cao cấp của Trung Quốc. Cô nói rằng cô là người đầu tiên trong số các bạn bè bảo quản trứng. Rất ít người Trung Quốc biết về sự chọn lựa và thậm chí ít người có thể chi trả cho chuyện này. Cô Zou trả 20.000 USD, gồm làm xét nghiệm máu và những quy trình khác, tại University of California at San Francisco Center for Reproductive Health. Thông thường, nơi đây tính giá khoảng 11.000 USD cho việc đông lạnh trứng và nhìn thấy nhu cầu ngày một lớn hơn của các bệnh nhân Trung Quốc trong những năm gần đây, theo bác sĩ sản khoa Evelyn Mok – Lin thuộc University of California at San Francisco Center for Reproductive Health. “Không phải người phụ nữ nào cũng có thể trang trải chi phí”, cô bộc bạch. “Chúng tôi hy vọng chính phủ sẽ tạo ra một chính sách nhằm giúp đỡ phụ nữ có những chọn lựa trong cuộc sống của họ”. Sự nhận biết về chọn lựa này đang gia tăng khi nhiều người Trung Quốc đi du lịch hoặc học hành ở Mỹ, nơi quy trình luôn tạo điều kiện thuận lợi cho họ và một số công ty, ví dụ như Facebook Inc. và Apple Inc. đang chi trả chi phí cho việc đông lạnh trứng cho các nữ nhân viên của họ. Việc tập trung vào chủ đề bắt đầu tăng lên trong thời gian gần đây sau khi một tạp chí địa phương mô tả sơ lược diễn viên 41 tuổi Từ Tỉnh Lôi, người tiết lộ cách đây nhiều năm, cô đã đến Mỹ để đông lạnh trứng. Những diễn viên Trung Quốc khác, ví dụ như Diệp Tuyền, 35 tuổi, cũng thông báo họ đã tạo tài khoản đông lạnh trứng ở nước ngoài. Trả lời cho những bài báo được đăng tải trên truyền thông trong thời gian gần đây, Bộ trưởng Y tế đã lặp lại vào hồi tháng 8 rằng “công nghệ hỗ trợ sinh sản” chỉ dành cho những cặp vợ chồng. Han Han, một trong những blogger nổi tiếng nhất của Trung Quốc với hàng triệu người theo dõi, đã tạo nên cơn gió mạnh với những lời bình luận khi anh viết, “Liệu có ổn thỏa không khi chỉ muốn có một đứa con nhưng không muốn lấy chồng?”. Cô Zou kể cô hy vọng Trung Quốc sẽ cho phép tất cả phụ nữ có quyền đông lạnh trứng. |
Tìm tinh trùng thay vì đàn ôngĐể thụ tinh, cô Zou Qinghong, cựu dẫn chương trình truyền hình Trung Quốc, sẽ cần quay trở lại University of California at San Francisco Center for Reproductive Health. Cô hiểu việc đông lạnh trứng không bảo đảm cô sẽ có em bé, thậm chí khi cô dùng tinh trùng được tặng. Chất lượng trứng giảm giá trị theo thời gian. Cô Zou rất hoài nghi khi tìm được một người bạn đời hoàn hảo, nhưng kế hoạch của cô là tiếp tục hẹn hò trong vài năm tới và xem chuyện gì sẽ xảy ra. “Ở một chừng mực nào đó, bạn nói, tôi độc thân. Đã đến lúc nghĩ về việc tìm tinh trùng tốt thay vì người đàn ông tốt”. |