• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Kinh tế Việt Nam 2016

25/01/2016 09:11 GMT+7

Kinh tế Việt Nam 2016 nhiều cơ hội biến tiềm năng thành hiện thực. Cùng nhìn vào vấn đề này tại thời điểm khép lại năm 2015 với vô số các dự báo, người thận trọng thì cho rằng kinh tế Việt Nam 2016 chớ vội mừng vì cơ hội thì vẫn chỉ là cơ hội còn thách thức đã ngay dưới chân. Đối với người lạc quan, bức tranh kinh tế trong năm mới lại khá tươi sáng, ít nhất là từ các tín hiệu tích cực mà đầu năm 2015 chưa có, mang lại.

Hoàng Đại Thanh.

 

image1

 

Tôi là người thuộc nhóm thứ hai – nhóm tin vào khả năng cất cánh của kinh tế nước nhà khi đọc một loạt các thông số tổng kết 2015, xác định sự quay lại đà tăng trưởng của Việt Nam được loan trên các phương tiện thông tin trong nước và quốc tế. GDP 2015 là 6,68%, dự báo năm 2016 là 7% tương đương với mục tiêu mà Quốc Hội đề ra vào tháng Mười Một năm ngoái. Sự ổn định của kinh tế vĩ mô với các dấu ấn trong lĩnh vực ngân hàng, giao thông, nông nghiệp, các cải cách quyết liệt về thể chế kinh tế, chỉ số tiêu dùng tăng 10% trong tổng cầu của nền kinh tế quốc dân (cao nhất trong năm năm qua) đều là những chỉ dấu rất ý nghĩa ngay trước khi hội nhập.

 

Đường băng rộng để cất cánh.

Khoảng gần 10 năm nay, khu vực Asean với một thị trường hơn 600 triệu dân ngày càng trở nên năng động và dễ tiếp cận. Thói quen tiêu dùng của cộng đồng này tuy chưa đủ mạnh mẽ như ở thị trường Âu - Mỹ nhưng hầu hết các nhãn hàng quốc tế đều cho rằng, nó đã khác xa so với chính nó vài năm trước do tầng lớp thượng lưu đã tăng lên trong khu vực. Điều này khiến các tính toán về sản phẩm đa quốc gia của lãnh đạo các công ty quốc tế phải ghi nhận và điều chỉnh.

 

d661416556144sai-gon2

 

Trong một nền tảng như thế, việc chúng ta hoàn tất các Hiệp định thương mại tự do là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP và Cộng đồng kinh tế Asean - AEC (TPP đang chờ Quốc Hội phê chuẩn, AEC đã chính thức thành lập từ 31/12/20145) đã đưa Việt Nam thành một quốc gia thu hút mạnh mẽ các khoản đầu tư trực tiếp (FDI). AEC với tư cách là một cộng đồng kinh tế đã trở nên một trong ba trụ cột phát triển (An ninh - chính trị, kinh tế và văn hóa) của cả khối Asean. AEC với các thiết chế được xây dựng, sẽ là một động lực khơi thông dòng hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động lành nghề có chất lượng cao, chảy một cách tự do, cập nhật và cùng chiều đến các nước thành viên để tất cả cùng có cơ hội hưởng lợi.

Mới đây, ngày 7 tháng 1 năm 2016, khi Ngân hàng Thế giới công bố báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu 2016, bà Franzica - tác giả chính của báo cáo này cho rằng, Việt nam có thuận lợi hơn cả và trong đó ngành dệt may là một điểm nhấn. Các chuyên gia kinh tế Mỹ cũng nhìn nhận cơ hội của Việt Nam theo chiều hướng đó. Họ thấy dù Việt Nam còn kém Singapore, Thái Lan, Malaysia trên một số lĩnh vực nhưng sự nổi trội của chúng ta khi nằm trong sự “phân công” của AEC là có một hạ tầng hiện đại, đang phát triển, được kết nối tốt, chi phí sản xuất hợp lý, thể chế kinh tế cởi mở và đặc biệt là có nền chính trị an ninh ổn định. Những điều đó không hề dễ tích hợp trong một số quốc gia khác!

 

IMG 4338 1

 

Một điểm thuận lợp nữa cho kinh tế Việt Nam năm 2016 là khi cùng các nước trong AEC phát triển, sự gắn bó thị trường và mở rộng kinh doanh của cả khối sẽ tạo ra một nền tảng vững chắc hơn để tăng cường năng lực cạnh tranh. Trong khi Mỹ tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25% và Trung Quốc giảm tốc phát triển kinh tế, TPP và AEC sẽ giúp Việt Nam đỡ lệ thuộc vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (cứ 1 điểm phần trăm giảm xuống của kinh tế Trung Quốc, kinh tế Việt Nam chỉ giảm theo 0,2 điểm phần trăm, Singapore giảm 1,4 điểm phần trăm), tự tin hơn giữa vòng xoáy bất ổn của kinh tế toàn cầu.

 

Nhưng bay lên như thế nào?

Tuy nhiên, lý thuyết bao giờ cũng ôn hòa hơn thực tế gay gắt. Làm thế nào để Việt Nam có thể tối ưu hóa các điều kiện tốt mà TPP, AEC và các hiệp định thương mại tự do khác (FTA) mang lại, sẽ là một bài toán không đơn giản mà chính phủ Việt Nam phải tập trung giải quyết.

 

soi-the-ky-nang-cao-nang-suat-chat-luong-tu-cong-nghe-quan-ly-hien-dai-2

 

Ngoài vấn đề tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và vận hành đồng bộ ở mức độ tốt nhất nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với đầy đủ các yếu tố cấu thành cơ bản (thị trường tài chính, thị trường hàng hóa, thị trường khoa học công nghệ, thị trường đất đai, sức lao động…) các nhà phân tích kinh tế còn nhấn mạnh nhiều công việc khác mà nếu không làm nhanh Việt Nam sẽ tiếp tục bỏ lại các tiềm năng đã được tích lũy. Đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là hành động quyết liệt được Chính phủ thực hiện ráo riết trong thời gian qua nhưng bao giờ mới xong? (Theo Cổng thông tin Chính phủ mới có 514DNNNN/hơn 800 DNNN được cổ phần hóa tính đến 31/12/2015). Nên nhớ rằng đây là vấn đề có tác động rất lớn tới các yếu tố khác của kinh tế Việt Nam vì khi dứt điểm công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Việt Nam, Chính phủ sẽ giảm chi được khoảng 1,6 triệu tỷ đồng bảo lãnh chính phủ, giảm biên chế trong các cơ quan quản lý nhà nước, khai thác được các nguồn vốn xã hội, tăng an sinh xã hội và mở rộng hơn nữa khu vực kinh tế tư nhân.

 

xuat-khau-lua-gao-o-dbscl-1-large

 

Các chính sách phát triển kinh tế của chúng ta ngày càng đánh giá cao sự năng động của kinh tế tư nhân. Gần đây, sự đánh giá này đã được nâng lên một tầm mức mới, coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng và bền vững để phát triển kinh tế đất nước. Khát vọng và không gian khởi nghiệp của người dân đang được kích thích sẽ mang đến nhiều sáng tạo trong kinh doanh thương mại. Con số có gần 95.000 doanh nghiệp mới được thành lập trong năm 2015 là một con số biết nói. Trong cải cách cơ cấu bắt buộc là một phần của các thỏa thuận FTA mà Việt Nam tham gia, chúng ta còn phải tập trung rất cao cho phát triển công nghiệp và khoa học công nghệ. Làn sóng đầu tư quốc tế vào Việt Nam lần này mang theo nhiều công nghệ hiện đại, nếu chúng ta không tiếp thu nổi thì khó thu lại các lợi ích cốt lõi một cách hiệu quả. Chúng ta còn nhớ câu chuyện cách đây hơn một năm của một nhà đầu tư nước ngoài về cơ khí đã không tìm nổi một đối tác Việt Nam để sản xuất… ốc vít.

Năm 2016, kinh tế Việt Nam đang đặt chân lên những cơ hội và thách thức như bất kỳ thời điểm nào của lịch sử phát triển đất nước. Tại thời điểm này sự phát triển vẫn đặt kinh tế Việt Nam trước những “cánh cửa hẹp” phải tìm cách đi qua nhưng vận hội đã bao gồm một nội hàm lớn hơn, thực tế và thuận lợi hơn. Câu chuyện “tạm ứng niềm tin” của người dân vào bộ máy lãnh đạo mới chắc chắn sẽ có câu trả lời tốt đẹp. Chúng ta có quyền hy vọng như thế.

 

Top
Top