• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Làm sạch túi da như một chuyên gia

23/01/2018 05:15 GMT+7

Chủ nhân của những chiếc túi da đều biết rằng việc chăm sóc và giữ gìn chúng luôn là bài toán khó, đặc biệt hơn là loại túi đắt tiền. Bài viết sẽ đưa ra những lời khuyên của chuyên gia để về cách xử lí khi túi xách của mình chẳng may bị bẩn.

(Lược dịch: whowhatwear.com)

 

Xác định loại da

Thông thường, có 3 loại da khác nhau. Đầu tiên, da aniline là loại chưa qua xử lí, chất liệu khá xốp và khi thấm nước sẽ trở nên sậm màu. Tiếp theo, loại da bán aniline hay còn gọi là da đã qua xử lí, được phủ một lớp chống thấm trên bề mặt. Cuối cùng là da Pigmented là loại da được che phủ hoàn toàn toàn bởi chất nhuộm và chính vậy đã che đi hết tất cả các đặc điểm tự nhiên của da (thường được dùng làm bọc ghế xe ô tô ).

 

tui-xach-nam-da-4-1

 

Làm một bài kiểm tra túi xách của bạn

Chuyên gia chia sẻ là để kiểm tra xem bạn hiện đang sỡ hữu loại da nào, nhỏ một vài giọt nước lên da túi ở nhưng nơi khó thấy như đáy túi. Nếu thấm nước thì đó là loại chưa qua xử lí (full aniline); nếu nước bị đọng thành từng hạt, đó là loại đã qua xử lí (semi – aniline) hoặc Pigmented.

 

how-to-clean-leather-purses-247190-1516315848174-main.500x0c

 

 

Sử dụng phương pháp khác nhau cho từng loại vết bẩn

Một chiếc bàn chải mềm, khô hay một miếng vải là vật đầu tiên bạn cần để loại bỏ các vết bẩn bám trên bề mặt da. Nếu vết bẩn là các vết dầu nhớt, tiến hành bước đầu xử lí bằng bột bắp hoặc chất tẩy nhờn cho da để loại bỏ lớp dầu. Các vết ố còn đọng lại trên bề mặt có thể được loại bỏ bằng một mảnh vải mềm, ẩm và chất làm sạch dành riêng cho loại da của bạn.

 

how-to-clean-leather-purses-247190-1516315650929-main.750x0c

 

Kiểm tra túi của bạn

Việc kiểm tra thường xuyên là điều đặc biệt cần thiết cho loại da full-aniline vì nó rất dễ khô và nứt nẻ. Một lần nữa, thử trên những vùng da khó thấy trên bề mặt giỏ. Kiểm nghiệm mỗi 3-6 tháng là một ý kiến hay.

 

how-to-clean-leather-purses-247190-1516315731231-main.500x0c

 

Những điều nên tránh

Các chuyên gia khuyên rằng nên tránh để túi tiếp xúc trực tiếp quá lâu dưới ánh nắng mặt trời, vì điều đó dẫn đến bề mặt da bị bạc màu và khô nứt. Thêm vào đó, cũng tránh túi bị dính các loại dầu để không để lại vết ố. Túi xách sẽ bị nhờn, ẩm và thẩm chí là bị hỏng. Cuối cùng, hãy thật cẩn trọng với những sản phẩm có khả năng làm hỏng túi như kem dưỡng ẩm, chất lỏng và viết không đậy nắp.

Top
Top