• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Lời nói sau cùng khi tranh cãi

30/06/2016 09:21 GMT+7

Những lời cuối cùng có thể không luôn là những lời tốt đẹp nhất khi bạn đang tranh cãi với người bạn đời hay người yêu của mình.

Bài: Phạm Hà

 

Cho dù đó là một tin nhắn được gửi đi trong lúc nóng giận, hay lời nói được thốt ra khi hai bạn đang trực tiếp đôi co, hoặc một “trận chiến” qua điện thoại, cũng tự nhiên thôi khi mà ai cũng muốn trở thành một trong những người được nói lời cuối cùng, lời dứt khoát. Tuy nhiên, trong lúc nóng giận, lời nói cuối cùng đó có thể là những lời thật tệ để khép lại cuộc tranh luận. 

Có lẽ tất cả chúng ta bị ảnh hưởng quá nặng nề bởi những hình ảnh từ các mối tình lãng mạn trên phim ảnh trong đó cô gái hay chàng trai bị xúc phạm đã “trả miếng” một cách hoàn hảo trước khi bỏ đi và đóng sầm cửa lại. Những người bị bỏ lại phía sau nhận ra rằng mình đã sai, sau đó vô cùng hối hận và cầu xin sự tha thứ. Nhưng đời thực không phải vậy, những cuộc tranh luận hiếm khi xảy ra theo một mô típ kịch bản tốt đẹp và gọn gàng như vậy. Xung đột có thể lộn xộn, gây tổn thương, và tổn hại cho các  mối quan hệ, đặc biệt là khi đối tác chơi trò “giữ ưu thế” trong trận chiến. Thử hình dung rằng bạn đưa ra những lời tuyên bố đầy mạnh mẽ, và buộc chàng phải tuân theo. Thật không may,  vạch ra chiến lược trong một cuộc tranh cãi chỉ làm xói mòn cảm xúc, niềm tin và những giá trị tốt đẹp mà cả hai đã gầy dựng. Bạn có thể “đúng”, nhưng sẽ là nguyên nhân để chàng cảm thấy rằng bạn ít quan tâm đến cảm xúc và mối quan hệ của hai người, hay tệ hơn bạn chỉ muốn giành chiến thắng trong cuộc tranh luận mà thôi. 

 

Xung đột

Một nghiên cứu về mối quan hệ đã cho thấy những quyết định xung đột là cách gây tổn hại nhất để giải quyết những khác biệt không thể tránh khỏi nảy sinh giữa hai người đang yêu. Việc muốn có tiếng nói cuối cùng liên quan rất nhiều đến cách tấn công vào tâm lý của đối phương để giải quyết xung đột, trong đó bạn nhắm vào người yêu của mình chứ không phải là do sự khác biệt trong quan điểm của nhau. Xung đột không chỉ làm tổn hại cho một mối quan hệ mà theo một nghiên cứu gần đây, nó thậm chí còn có thể giúp giữ cho mối quan hệ  lành mạnh và đầy sức sống. Các nhà tâm lý học Amie Gordon và Serena Chen ở đại học Berkeley California (2016) đã quyết định kiểm tra các yếu tố cho phép các cặp vợ chồng tranh luận mà  không phá hủy “chất lượng” mối quan hệ của  họ mà thậm chí còn giúp cải thiện mối quan hệ. Luận điểm của họ là bởi vì “sự hiểu lầm giữa những người yêu nhau thường nằm ở trung tâm của các cuộc xung đột”, sau đó “xung đột này gây bất lợi cho chất lượng mối quan hệ bởi vì mọi người không cảm nhận được đối tác thật sự hiểu mình”. Khi có cảm giác được thấu hiểu rồi, bạn và chàng sẽ giảm cơ hội tranh cãi với nhau, đồng thời có thể chống lại những cảm xúc tiêu cực đi kèm với một “cuộc chiến”. 

Theo giả thuyết của Gordon và Chen, dựa vào việc bạn tập trung “chơi” trò tranh luận như thế nào sẽ làm giảm đi khả năng nghe những gì chàng đang nói, cũng như cho thấy bạn hiểu chàng ra sao. Lời nói cuối cùng có thể làm cho bạn cảm thấy tốt hơn tạm thời, nhưng chàng sẽ cảm thấy bị bắn hạ, từ đó sẽ xuất hiện cảm giác không hạnh phúc và ít tin tưởng hơn cho dù hai người cuối cùng cũng cố gắng khôi phục lại trạng thái cân bằng trước đó.

 

couple2 

Gordon và Chen đã kiểm tra giả thuyết dựa trên bảy nghiên cứu, từ tương quan đến thử nghiệm, trong đó Gorden và Chen đánh giá xem những người cảm thấy hiểu nhau hơn sau khi tranh cãi có thể duy trì những cảm xúc hạnh phúc như trước hay không. Thay vì dựa vào các mẫu sinh viên đại học điển hình, họ còn tiến hành nghiên cứu ở nhóm người lớn đã có mối quan hệ lâu dài. Cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu tập trung vào cách thức mà các đối tác cảm thấy trong cuộc xung đột.

Mặc dù cách tiếp cận hành vi này được sử dụng trong nhiều nghiên cứu về giải quyết xung đột, nhưng nó không nắm bắt được cảm xúc lĩnh hội được Gordon và Chen giả thuyết để giải quyết thành công xung đột. Nói cách khác, một nhà nghiên cứu có thể đếm số lượng các lời tiêu cực bạn “ném” vào đối phương, nhưng nếu chàng không nhìn nhận một cách nghiêm túc, họ có thực sự được tính là bị tấn công hay không? Mặt khác, nếu chàng biết cách “đáp trả”, các nhà nghiên cứu có thể không ghi nhận câu nói đó như là lời trách móc hay xúc phạm. “Lời cuối cùng” đó có thể hội đủ điều kiện như là một trong những cuộc tấn công được ngụy trang thành công. Nó không gây hại cho người ngoài cuộc, nhưng nó “tấn công” đối phương đến tận tâm can. 

 

1

 

Những nghiên cứu đáng chú ý nhất liên quan đến việc sáng tạo, trải nghiệm, cảm giác được thấu hiểu trong một cuộc tranh luận.  Những người tham gia nghiên cứu được yêu cầu tưởng tượng mình đang cãi nhau với người yêu trong hai tình huống. Thứ nhất họ được yêu cầu tưởng tượng rằng bạn và chàng đang có một cuộc chiến về một chủ đề xác định bởi người tham gia. Trong cuộc chiến này, các nhà nghiên cứu muốn bạn tưởng tượng rằng chàng có thể hiểu được những suy nghĩ, cảm xúc và quan điểm của bạn. Và bạn cảm thấy mình được thấu hiểu bởi chàng. Hãy dành một chút thời gian để tưởng tượng cuộc chiến này. Hình ảnh mà bạn đang có, những gì bạn và chàng đang nói, bạn cảm thấy như thế nào. Thứ hai, người tham gia được yêu cầu tưởng tượng đối tác đã không hiểu họ.

 

Cố gắng hiểu nhau

Trên toàn bộ các nghiên cứu, kết quả cho thấy cảm giác được hiểu hay không được hiểu là những tác động tiềm tàng của xung đột. Thật vậy, Gordon và Chen cho rằng sự hiểu biết nhận thức trở thành bộ đệm cho phép các đối tác có thể tranh luận mà không cảm thấy thất vọng  về mối quan hệ của nhau. Có lẽ đây là lý do tại sao, khi bạn nhìn thấy các cặp vợ chồng sống với nhau nhiều năm mặc dù  do tại sao, khi bạn nhìn thấy vợ chồng sống với nhau nhiều năm mặc dù những gì bạn trông thấy là mối quan hệ đau khổ, nhưng bạn không nhận được bức tranh toàn cảnh. Họ có thể cãi nhau liên tục cả ngày, nhưng họ vẫn có thể đi ngủ  với nhau như không hề có chuyện gì xảy ra. Điều này cho thấy có điều gì đó khi giành chiến thắng trong một cuộc tranh cãi. Tập trung vào chính mình, chứ không phải cảm  xúc của chàng, sẽ mang đến cho bạn giải pháp tích cực trong thời điểm này, nhưng về lâu dài hai bạn sẽ trở nên xa cách nhau hơn. Cho dù mối quan  hệ lâu dài của hai bạn vẫn tốt, nhưng việc bạn cố gắng hiểu chàng càng nhiều, càng giúp bạn giữ gìn tình cảm tốt đẹp của hai người.

 

Top
Top