• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Lợi và hại khi dùng kính áp tròng

31/05/2017 04:27 GMT+7

Việc tiếp xúc nhiều và sớm với máy vi tính đã làm gia tăng tỷ lệ mắc tật khúc xạ trong cộng đồng. Để điều chỉnh tật khúc xạ, giải pháp kinh điển và đơn giản thường áp dụng là mang kính gọng.

Bài: Trần Lệ Thủy (tư vấn chuyên môn: BS Nguyễn Thị Mai – Trưởng khoa Mắt BV FV)

 

Việc mang kính gọng cũng có một số hạn chế như: ảnh hưởng đến thẩm mỹ, bất tiện trong sinh hoạt, chơi thể thao, không dung nạp được việc mang kính gọng trong trường hợp 2 mắt bị bất đồng khúc xạ (độ chênh lệnh giữa 2 mắt trên 3 độ), hạn chế thị trường chu biên, không phù hợp với một số công việc, nghề nghiệp đặc biệt như diễn viên, người mẫu, vận động viên... Vì thế kính áp tròng (thuật ngữ y khoa gọi là kính tiếp xúc, ngôn ngữ phổ thông gọi là contact lens) ra đời. 

 

Contact-Lens

 

Đeo kính áp tròng (contact lens) hỗ trợ bạn khi chơi thể thao?

Đúng! Contact lens được nhiều người đón nhận, đặc biệt là giới trẻ. Việc mang kính áp tròng có nhiều ưu điểm, khắc phục được những hạn chế của việc mang kính gọng như: thẩm mỹ, giúp thuận tiện và năng động hơn trong sinh hoạt, công việc, chơi thể thao, tăng thị trường chu biên, thích hợp cho những người bị bất đồng khúc xạ…

 

Đeo kính áp tròng dễ bị viêm nhiễm trên mắt?

Đúng! Việc mang kính áp tròng cũng có thể xảy ra một số tai biến như viêm nhiễm trên mắt nếu không biết sử dụng, bảo quản đúng cách, hoặc lựa chọn kính không phù hợp. Sau đây là những thông tin hữu ích cho những người sử dụng kính áp tròng.

contact-lens12

 

Khi sử dụng kính áp tròng,  sẽ có những loại chất tạp bẩn lắng đọng trên kính?

Đúng! Có ba loại chất lắng đọng trên kính:

1. Chất lắng đọng hữu cơ: protein, lipid, carbonhydrates, sắc tố nguồn gốc hữu cơ và các lắng đọng gồm các vi sinh vật.

2. Chất lắng đọng vô cơ: muối calci, phosphate và calci carbonate, oxid sắt, muối và các sắc tố có nguồn gốc vô cơ.

3. Chất lắng đọng từ môi trường: bụi, mỹ phẩm.

 

Có thể đeo kính áp tròng liên tục?

Sai! Cần phân biệt rõ đeo contact lens như thế nào để tìm ra chất liệu kính phù hợp nhằm bảo vệ đôi mắt của bạn. Nếu đã đeo cả ngày, bạn cần tháo ra khi đi ngủ. Không mang kính tiếp xúc cả đêm khi ngủ. Hơn nữa, đeo kính áp tròng lâu có thể gây vi sang chấn, tức là những chấn thương nhỏ, không thể phát hiện khi nhìn bằng mắt thường. Những vết xước này nếu không được điều trị ngay có thể trở thành sẹo làm suy giảm thị lực, viêm loét giác mạc, thậm chí dẫn đến mù lòa.

 

1783614

 

Có thể dùng tay để đeo kính áp tròng?

Sai! Sử dụng tay để đeo kính áp tròng sẽ dễ làm rách hoặc xước kính, hoặc khó đảm bảo hơn là gây xước màng mắt và cũng khiến vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn. Nguyên nhân nằm ở chỗ móng tay của bạn. Vì móng khá sắc lại là nơi sinh sôi rất nhiều vi khuẩn, tạp chất mà bạn không thể kiểm soát được.

 

07-Mistakes-Contact-Lens-Wearers-Make reuse 478903398 RichLe

 

Kính áp tròng chất lượng tốt sẽ đảm bảo tuyệt đối bệnh về mắt khi sử dụng?

Sai! Không phải cứ mua kính chất lượng là bạn có thể tự mặc định rằng sẽ đảm bảo tuyệt đối tránh được các bệnh về mắt. Điều này là hoàn toàn sai lầm! Điều quan trọng nhất khi dùng kính áp tròng là vệ sinh kính, và quan trọng thứ nhì là chất lượng kính. Kính áp tròng tiếp xúc trực tiếp với giác mạc mắt nên không thể xem thường được.

 

Cần làm ẩm kính trước khi đeo với dung dịch nước nhỏ mắt giúp mắt bạn tốt hơn?

Đúng! Đó là qui tắc để bảo vệ cặp mắt của bạn và cũng là cách  bảo quản kính áp tròng.  Nước nhỏ mắt có thành phần nước mắt nhân tạo, nên nó cung cấp độ ẩm cho mắt, thực hiện một phần nhiệm vụ trao đổi oxi, vì vậy thiếu nó, giống như việc bạn bịt mũi lại không cho mình thở vậy. Trước khi đeo lens, nhỏ thuốc mắt trước, để làm trơn mắt, và rửa trôi bụi bẩn còn vương lại, sau đó hãy đeo lens. Việc này giúp cho lens dễ dàng vào mắt hơn và không tiếp xúc mạnh với mắt. Trước khi tháo lens, bạn nhỏ thuốc mắt trước, rồi mới tháo lens. Điều này giúp tránh tình trạng khi bạn đeo lens mà bị khô, khi tháo ra 2 viền lens bị dính lại với nhau, làm hỏng kính. Ngoài ra, cần chú ý rửa khay đựng kính ít nhất 1 lần/tuần với xà phòng và nước nóng. Sau đó để khô, đóng lại. Thay khay ít nhất mỗi 6 tháng.

 

05-Mistakes-Contact-Lens-Wearers-Make Lens-solution 54346887

 

Sẽ ảnh hưởng đến mắt nếu bạn bảo quản kính áp tròng không đúng qui định của nhà sản xuất?

Đúng! Đầu tiên phải kể đến là bị khô mắt, trầy giác mạc, viêm kết mạc, giác mạc do vi trùng, nấm, sẹo giác mạc, tân mạch giác mạc... Những biến chứng trên xảy ra, nếu không xử lý tốt, kịp thời, có thể dẫn đến người sử dụng bị giảm thị lực hoặc mù lòa. Vệ sinh kính thật sạch sau mỗi lần sử dụng. Cần tuân thủ đúng những hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì.

 

Chăm sóc, bảo quản, cách sử dụng  kính áp tròng

Trước mỗi lần sử dụng kính áp tròng luôn luôn phải rửa tay sạch bằng xà phòng rửa tay.

Cách chọn kính: nên chọn loại kính có thương hiệu uy tín, chú ý hạn sử dụng, không nên sử dụng kính đã quá hạn sử dụng. Nếu dùng kính với mục đích quang học (điều chỉnh tật khúc xạ), tốt nhất là sử dụng loại kính áp tròng mềm loại kết hợp hydrogel và silicon.

Thao tác đeo kính đúng cách: Rửa tay sạch, đặt kính trên ngón tay trỏ cùng bên, đúng chiều: phần trung tâm hình cung nhô lên và phần ngoại biên lõm. Dùng ngón giữa kéo mi dưới đồng thời dùng ngón giữa tay còn lại kéo mi trên lên để mắt mở to ra, không chớp mắt, mắt nhìn thẳng hướng lên trên đầu, nhẹ nhàng áp kính vào mắt. Từ từ thả nhẹ hai mi mắt ra, chớp mắt nhẹ, lúc này kính sẽ tự di chuyển và định tâm.

Không mang kính tiếp xúc cả đêm khi ngủ.

Trước khi quyết định sử dụng kính áp tròng, nên đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn xem mắt có phù hợp với kính áp tròng không, và nên mang loại nào.

Nên đến cơ sở y tế chuyên khoa khám ngay nếu có những dấu hiệu như: đỏ, rát, cộm xốn, khô, ghèn, đau nhức, nhìn mờ...

Vệ sinh kính đúng cách là thao tác vô cùng quan trọng nhằm phòng ngừa các biến chứng nhiễm trùng, trong đó thao tác tháo kính là điều rất quan trọng.

Top
Top