• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Mặt trái của hạnh phúc

10/08/2016 03:25 GMT+7

Có bao giờ bạn tự hỏi: “Mặt trái của hạnh phúc là gì không”? Một số nghiên cứu gần đây của tiến sĩ tâm lý học xã hội Michael W. Kraus ở đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ, đã hé lộ nhiều thông tin thú vị xung quanh chủ đề này.

Dịch: Bích Hà - (Nguồn: Psychologytoday.com)

 

2016-01-04-1451880335-5503640-thedailyhabitsofsupremelyhappypeople

Liên tục theo đuổi hạnh phúc có thể dẫn đến sự thất vọng khi người ta không đạt được mục tiêu của mình

 

Trong vòng 20 năm qua, đã có một sự bùng nổ các tác phẩm văn học và nghiên cứu khoa học về chủ đề này. Hầu hết các nghiên cứu chủ yếu tìm hiểu về những gì làm cho mọi người hạnh phúc hoặc không hạnh phúc. Nói chung, các nghiên cứu về hạnh phúc cho đến thời điểm này đã tập trung vào việc tối đa hóa những cảm xúc tích cực và giảm thiểu những cảm xúc tiêu cực. Bạn có thể tham khảo một số tác phẩm của Borders, Barnes and Noble. Những quyển sách này sẽ cho bạn nhiều lời khuyên hữu ích để được hạnh phúc hơn.

Rõ ràng, sẽ rất có lợi nếu bạn trải qua những cảm xúc tích cực và sẽ thiệt hại nếu bạn trải qua những cảm xúc tiêu cực, và nghiên cứu điều này là đúng. Việc trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực mãn tính sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn. Mặt khác, những việc làm gia tăng cảm xúc tích cực sẽ giúp tăng cường động lực liên kết và giúp đỡ người khác. Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu cho rằng thu nhập trên mức nghèo sẽ góp phần vào hạnh phúc của một người, mặc dù không nhiều như bạn có thể mong đợi. Nói chung, bạn sẽ nắm bắt được rằng có rất nhiều nghiên cứu hiện nay cho thấy cảm xúc tích cực là tốt và tiêu cực là xấu.

Tuy nhiên, một khảo sát tâm lý gần đây đã bắt đầu đặt câu hỏi rằng liệu hạnh phúc có luôn luôn là tốt không? Có phải trả giá cho việc tìm kiếm hạnh phúc không? Câu trả lời cho câu hỏi này xuất phát từ một bài báo gần đây được viết bởi giáo sư June Gruber, Iris Mauss, và Maya Tamir. Gruber và các đồng nghiệp đã đặt nghi vấn là có bằng chứng nào cho thấy rằng việc trải nghiệm cảm xúc tích cực có thể dẫn đến việc không thích nghi hay không? Dưới đây là tóm tắt những kết luận đầy khiêu khích này.

 

happy-jumping-joy-sunset

Hạnh phúc mức độ cao có liên quan đến việc gia tăng hành vi rủi ro

 

Hạnh phúc có gì sai?

Gruber và các cộng sự cho rằng bạn thực sự có thể trải nghiệm quá nhiều cảm xúc tích cực và điều này có thể gây hại cho hạnh phúc của bạn. Về bản chất, cảm xúc tích cực mang lại lợi ích giảm dần khi những trải nghiệm trở nên mãnh liệt hơn. Thậm chí còn có bằng chứng cho thấy quá nhiều hạnh phúc kéo dài có thể làm cho một người trở nên khiếm nhã và khó điều chỉnh hành vi hơn. Ví dụ, quá nhiều sự vui vẻ, theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, sẽ có tương quan với tỷ lệ tử vong sớm. Ngoài ra, hạnh phúc mức độ cao có liên quan đến việc gia tăng hành vi rủi ro, chẳng hạn như uống rượu say. Mặt khác, mức độ cao của cảm xúc tích cực và mức độ thấp của cảm xúc tiêu cực cũng dẫn đến chứng cuồng loạn hay bệnh nhân cách.

 

Thời điểm sai lầm của hạnh phúc?

Cảm xúc được gọi là “ngữ pháp” của đời sống xã hội, và như vậy, cảm xúc đại diện cho phản ứng sinh lý và động lực để thích nghi với những thay đổi của môi trường xung quanh. Mọi người phải trả giá để có được hạnh phúc bền vững. Và bạn có thể trải nghiệm hạnh phúc tại thời điểm không phù hợp. Các tác giả cho rằng việc trải nghiệm cảm xúc tiêu cực có thể giúp bạn thích nghi trong các tình huống nhất định. Chẳng hạn, có được hạnh phúc khi ai đó phải sợ hãi hay giận dữ có thể làm chậm các phản ứng sinh lý cần thiết để đáp ứng với các kích thích sự sợ hãi /tức giận (ví dụ, tiếp cận một con gấu!).

 

Điều gì sai trái của hạnh phúc?
Một số hình thức của cảm xúc tích cực có thể không tốt cho tác động xã hội của bạn. Ví dụ, niềm tự hào là một cảm xúc tích cực có thể dẫn đến sự kiêu căng và tự đại. Sự tự hào này liên quan đến việc chê bai, giảm giá trị, và gây hấn đối với nhóm, và như vậy, có khả năng dẫn đến một số kết quả tiêu cực. Gruber và các đồng nghiệp đã cung cấp một số bằng chứng thuyết phục để thấy rằng thực sự hạnh phúc cũng có mặt trái của nó. Nghiên cứu đã chia sẻ cách thức mà chúng ta theo đuổi cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa là như thế nào? Biết được điều này sẽ giúp bạn duy trì hạnh phúc của mình một cách tích cực và hiệu quả.
Top
Top