• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Minh Lộc: "Cứ cho đi!"

08/03/2018 04:15 GMT+7

“Không sao đâu, không sao đâu! Bình tĩnh sống” là câu nói mà chị Võ Thị Minh Lộc, hiện đang quản lý 2 lĩnh vực, kinh doanh và nhân sự tại công ty Nara International vô cùng tâm đắc. Có lẽ chính từ những trải nghiệm trong cuộc sống quá nhiều sóng gió mà chị nhận ra câu nói này thật chính xác.

Bài: Thùy Dung

Ảnh: NVCC

 

Tinh thần cầu tiến, lạc quan và luôn sống hết mình là những gì mà người viết cảm nhận được ở chị Minh Lộc. Chị bảo rằng bài học lớn nhất chị học và thực hành được là “Cứ cho đi và hãy luôn trung thực”. Đó cũng chính là bài học mà chị may mắn học được từ người thầy, người anh, người bạn và cũng là người sếp hiện tại của chị.

 

l1

 

Thời gian là phép thử

Có lẽ vì được cha mẹ đặt cho cái tên hơi nam tính nên nét nổi bật trong tính cách của chị Minh Lộc là sự mạnh mẽ. Cứ nghĩ rằng với tính cách ấy, chị sẽ quyết liệt chọn nghề theo ý thích nhưng ở ngưỡng cửa vào đời, chị lại xuôi theo định hướng của gia đình: học Sư phạm ngành Ngữ văn Anh để hướng đến công việc giáo viên cho đỡ vất vả về sau. Tuy nhiên, con đường nghề nghiệp của chị lại không hề bằng phẳng. Mất mấy năm lơ đãng cho việc riêng, hạnh phúc rồi tan vỡ, chị Lộc mới bắt đầu đứng lớp giảng dạy. Giảng dạy được hơn 3 năm, chị lại rời đi vì không thể ở lâu hơn trong môi trường không dành cho mình – nơi mà cái tính thẳng thật và năng động lại là trở ngại nghề nghiệp. Chị về làm việc cho công ty của gia đình, rồi sau đó trải qua một biến cố tình cảm khác, mất hơn nửa năm trời chị mới có thể khôi phục lại bản thân và gặp được người sếp hiện tại. Anh là người Hàn Quốc, bén duyên với đất Sài Gòn những năm 2008. Anh hiện đang là đại diện phân phối sản phẩm thang nhôm Poongsan, Hàn Quốc tại Việt Nam.

Chị Lộc chia sẻ: “Cơ duyên gặp gỡ anh sếp chính là bước ngoặt cuộc đời tôi, đưa tôi từ một đứa nhà quê chính hiệu đến đúng với công việc mà tôi yêu thích là kinh doanh và được sử dụng tiếng Anh mỗi ngày. Vào thời điểm tôi được anh mời về làm việc, công ty chỉ có 1 sếp 1 nhân viên – là tôi, điều kiện làm việc chẳng có gì đáng kể. Đến nay, sau chặng đường hơn 6 năm kiên trì bền chí, từ số lượng chỉ 1 container 20’ trong hai tháng, trong vòng 1 năm, con số đó tăng gấp đôi, rồi gấp 3 và đến giờ thang nhôm Poongsan thật sự đã đứng vững trên thị trường Việt Nam. Bây giờ, tôi có thể yên tâm tập trung vào phát triển thị trường cho các mặt hàng mới của công ty”.

 

l2

 

Những bài học từ cuộc sống

Hiện tại, tại Nara International, chị Minh Lộc là người quản lý phòng kinh doanh và nhân sự. Chị tự hào khi đã đi lên bằng chính sức lực của mình, từ một nhân viên kinh doanh kiêm giao hàng, kho... Từ vị trí này, chị đã được huấn luyện những bài học về tính trung thực, thật thà, cẩn trọng… từ một người sếp, người thầy cực kỳ chu đáo, kỹ tính, cẩn thận nhưng cũng rất nhân văn. Có khi, bài học rút ra được chỉ từ một hành động rất rất nhỏ trong đời sống, hay quá trình giao tiếp, đặc biệt nhất là chị tìm được đúng môi trường để phát huy hết những thế mạnh của bản thân đồng thời hoàn thiện chính mình. Chị kể rằng trước đây, chị chưa từng nghĩ có thể có một công việc mà chị có thể yêu và làm đến quên ăn quên ngủ.

Chị Lộc kể: “Thời gian đầu, tôi đã làm việc trên tâm thế của phần nhiều người Việt Nam, luôn đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu. Và với suy nghĩ cực kỳ đơn giản đến ngô nghê về công việc bán hàng, là cầm bảng báo giá đến gửi ở mấy cửa hàng, để lại số điện thoại là xong. Tuy nhiên, khi thực sự bắt tay vào việc và được nghe những tâm sự chân thành từ sếp về những câu chuyện đáng buồn do mấy bạn nhân viên trước gây ra. Tôi chợt thấy nhói trong tim, thấy xấu hổ, thẹn thùng vô cùng vì điều đó. Với lòng tự trọng và tinh thần tự tôn dân tộc, tôi quyết tâm làm bằng hết khả năng để minh chứng với sếp rằng, người Việt Nam thực thụ cũng biết sử dụng cái đầu để làm việc, mà nhất là lòng trung thực. Và tôi đã làm được khi trở thành người làm việc hiệu quả, được sếp tin tưởng gần như tuyệt đối. Có những lúc tưởng chừng như đã bỏ cuộc vì không chịu nổi áp lực công việc, tôi cứ lại nghĩ đến lòng tự tôn dân tộc là tôi lại ráng. Ráng riết cho đến một ngày cận Tết 2016, tôi đột ngột mệt, nghỉ rồi sáng hôm sau phát hiện ra nửa người không cử động được. Bác sĩ đến thăm bệnh và báo tôi bị “bán thân bất toại”. Đất trời như sụp đổ dưới chân. Con trai tôi lúc đó 10 tuổi, mẹ bị cao huyết áp, tôi im lặng nhờ vào sự giúp đỡ của mấy bạn nhân viên thay phiên nhau chăm sóc. Và ngày thứ 2 sau khi nhập viện, tôi mới dám gọi điện báo về gia đình, ngoại trừ mẹ tôi. Với hơn 4 tháng nằm viện, trong đó có gần 1 tháng ngồi xe lăn, tôi khóc hết nước mắt. Nhưng rồi, tôi nghĩ tôi không thể bỏ cuộc, con trai đang cần tôi, mẹ tôi sẽ không chịu nổi nếu tôi gục ngã và với chút niềm tin tôn giáo, tôi gượng dậy. Và lại tiếp tục chiến đấu ngay trên giường bệnh cho đến khi ra viện.

 

l3

Chị Võ Thị Minh Lộc và thang nhôm Poongsan – một sản phẩm của công ty Nara International.

 

“Hồi trước, mẹ tôi hay nói tôi là đứa “ruột để ngoài da”, hời hợt, suy nghĩ cạn cợt. Vậy mà sau mấy năm được trui rèn trong sự nghiêm khắc nhưng tận tình của sếp, giờ đây, tôi tự tin rằng tôi có thể nhìn một vấn đề nào đó sâu hơn, rộng hơn, hành động chỉn chu hơn. Quả là “ ngọc bất trác, bất thành khí”. Tôi thật sự biết ơn sếp, biết ơn người thầy với các bài học cuộc sống để tôi có được sự thay đổi tích cực như ngày hôm nay”, chị Lộc tâm sự.

 

Khi cần, cứ để cảm xúc được xả van

Đi qua nửa đời người với bao lần vấp ngã rồi đứng dậy bước tiếp, Minh Lộc vẫn kiên cường và nở nụ cười bởi phía sau chị là cậu con trai đang bước vào tuổi teen, người mẹ từng tảo tần hôm sớm, người chị chịu đựng và cả gia đình lớn. Chị bảo rằng bao nhiêu bài học ngày nhỏ mẹ dạy nghe mà chẳng hiểu, đến bây giờ mới bắt đầu thấm thía. Chị nhớ hoài ngày nhỏ mẹ hay nói “Cá không ăn muối cá ươn. Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”. Giờ nghĩ lại thấy đúng thiệt. Giờ đây, một mình vừa làm việc, vừa nuôi dạy con mà sức khỏe thì chẳng bằng ai... nhưng không gì có thể cản bước chị. Cũng có những lúc, nỗi buồn làm những giọt nước mắt tự rơi khi đêm xuống, nhưng khi ánh sáng rực rỡ của bình minh chiếu rọi, chị vẫn xuất hiện với nụ cười và niềm lạc quan vốn có. Bởi với chị, khi cần cứ để nước mắt rơi cho cảm xúc và áp lực được “xả van”, còn những áp lực cuộc sống thì ai cũng phải chọn cho mình một thái độ để tiếp tục hành trình riêng.

“Tôi luôn muốn gia đình và mẹ nhìn thấy tôi ổn, tôi hạnh phúc. Và tôi luôn dặn mình hãy sống hết mình, sống bằng tất cả con tim, đừng gian dối và đừng tính toán. Hãy cứ cho đi rồi sẽ được nhận lại, mà hổng nhận được cũng chẳng sao, vì âu đó cũng là cái duyên, cái nợ”, chị Minh Lộc chia sẻ.

Top
Top