• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Mộng du

04/09/2015 04:24 GMT+7

Mộng du là hành vi bất thường trong khi ngủ, xảy ra trong giấc ngủ sóng chậm hay còn gọi là giấc ngủ sâu không mơ.

Bác sĩ Đào Ty Tách

   

Dạo gần đây con trai tôi (8 tuổi) hay thức dậy vào giữa khuya và đi loanh quanh trong nhà. Có phải con tôi bị bệnh mộng du không, thưa bác sĩ?

Mộng du phổ biến ở trẻ em

Người mộng du đang ngủ bỗng nhiên ngồi bật dậy và đi bộ loanh quanh trong khi vẫn thiêm thiếp giấc nồng. Mộng du là hành vi bất thường trong khi ngủ, xảy ra trong giấc ngủ sóng chậm hay còn gọi là giấc ngủ sâu không mơ, nghĩa là giai đoạn chuyển động mắt không nhanh NREM  mà lẽ ra toàn thân phải tê liệt. Bệnh thường xuất hiện sớm khoảng một hay hai giờ sau khi rơi vào giấc ngủ và kéo dài năm phút tuy đôi khi cũng kéo dài lâu hơn.

 

465 1sleep walking

 

Người mộng du thường ngồi bật dậy trên giường mở mắt, mặc quần áo, nói năng hay ăn uống một mình, khó đánh thức dậy, nhanh chóng quay trở lại giấc ngủ và không nhớ gì vào buổi sáng hôm sau. Đôi khi người mộng du rời nhà, lái xe và tham gia vào các hành vi bất thường như tiêu tiểu bậy, quan hệ tình dục hay… thậm chí giết người rồi về ngủ tiếp. Y văn từng ghi nhận trường hợp Robert Ledru, thám tử xuất sắc nhất của Pháp, khi điều tra một vụ án giết người đã khám phá ra chính ông là thủ phạm trong cơn mộng du, dựa vào hiện trườnglà viên đạn và… dấu chân bị mất một ngón cái.

 

Nhiều yếu tố góp phần vào chứng mộng du

Bao gồm thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, trầm cảm lo âu và uống thuốc trầm cảm hay thuốc an thần. Chứng mộng du bị kích hoạt bởi cơn ngưng thở trong khi ngủ, ngủ gà, hội chứng bàn chân không yên và bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Người mộng du dễ gây thương tích khi đi cầu thang, lang thang ngoài trời, lái xe hay ăn uống, đồng thời rối loạn giấc ngủ dẫn đến buồn ngủ ban ngày và ảnh hưởng giấc ngủ người khác.

Để chẩn đoán, thầy thuốc kiểm tra thể chất và tâm lý người bệnh để không nhầm lẫn với chứng co giật ban đêm, rối loạn giấc ngủ hay cơn hoảng loạn. Trong một số trường hợp, thầy thuốc cần khảo sát giấc ngủ tại một phòng thí nghiệm giấc ngủ qua đêm bằng một máy cảm biến đặt trên da đầu, ngực và chân có dán băng keo rồi kết nối bằng dây với máy tính. Một con chip nhỏ đặt trên ngón tay hay tai của người bệnh để theo dõi mức oxy trong máu. Máy nghiên cứu giấc ngủ qua đêm sẽ ghi điện não, mức độ oxy trong máu, nhịp tim và hơi thở cũng như chuyển động của mắt và chân nhờ đó thầy thuốc đo lường các rối loạn giấc ngủ.

 

Không nên đánh thức người đang mộng du

 

man-in-pajamas-sleepwalking-with-pillow

 

Một người đang mộng du tuy mở mắt nhưng thùy trán dùng để giao tiếp với ngoại giới không hoạt động cho nên họ khó quay về thực tại.Vì vậy người ta khuyên không nên đánh thức một người đang mộng du vì làm cho họ lâm vào tình trạng sốc hay hoảng loạn trừ khi họ sắp leo ra cửa sổ hay sắp té xuống cầu thang. Điều trị mộng du thường không cần thiết nhất là ở trẻ em vì chứng mộng du thường hết khi qua tuổi thiếu niên. Nếu thấy trẻ em mộng du nên nhẹ nhàng dẫn em bé trở lại giường ngủ, thuốc men chỉ cần thiết khi mộng du gây hậu quả tiêu cực như nguy cơ chấn thương hay làm phiền người xung quanh. Các biện pháp bao gồm thuốc trị chứng mất ngủ hay rối loạn tâm thần nếu có. Nên đánh thức người mộng du khoảng mười lăm phút trước cơn mộng du, sau đó ngồi trò chuyện trong năm phút trước khi nằm ngủ tiếp. Cho thuốc an thần hay thuốc chống trầm cảm nếu người mộng du có nguy cơ mất ngủ, gây thương tích hay làm xáo trộn cuộc sống gia đình.

 

 

Top
Top