• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Mùa ruộng cháy

27/04/2016 10:22 GMT+7

Đã 5 giờ chiều mà cái nắng vẫn hầm hập rát da rát thịt. Bà Tư thở dài bên mớ dưa gang để trên cái chạc tre đóng tạm trong cái chòi cũng tạm bợ trên con đường tỉnh lộ mới mở cắt ngang quốc lộ 50: “Năm nay, hết nước sớm, ao cạn queo, dưa èo uột.” Cách đó chục bước chân, ông Năm Châu vừa lom com bó đám rơm dưới ruộng vừa ngong ngóng ra đường. Tài sản của ông là thau dưa gang non muối xổi.

Bài: Lê Phan - Ảnh: Tư liệu của đồng nghiệp

 

“Mấy năm trước, Thanh minh, Cốc Vũ còn mưa vài cơn tích nước. Năm nay thì không có lấy một giọt. Sau tết tới giờ khô quéo!” – bà Hai Em chỉ cái hào sau hè không còn chút dáng hình của nước, lá queo quắt lòng ao, rồi trỏ đám vịt mười mấy con kêu quàng quạt trong chuồng, nói vui mà nghe buồn đứt ruột: “Tụi vịt này, giờ thả xuống nước hổng chừng không biết bơi!” Miền Tây đang vào mùa hạng nặng nhất trong lịch sử từ trước đến giờ. Nông dân chỉ biết ngồi thừ ngó nắng hoành hành trên đồng.

 

Trong cơn lốc công nghiệp hóa

Huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An ráp ranh Bình Chánh, Tp. HCM, chạy xe độ chừng sáu mươi phút là đến. Nơi đây, hơn hai mươi năm về trước, chạy xe thong dong trên con đường lộ đá đỏ vào mùa lúa trổ đòng đòng, nghe hương lúa thơm mát ruột. Rồi tỉnh lộ lên nhựa, đất ruộng bị xẻ thịt cho máy xúc làm đường, cho xí nghiệp, nhà máy, cho nhà trọ, tiệm tạp hóa, cho các tiệm café, hớt tóc thanh nữ,… Nhìn muốn không ra! Bây giờ ghé qua vùng thượng Cần Giuộc, hỏi nhà ai có thể không biết chứ hỏi thăm mấy cái ao sâu hoắm do máy xúc móc đất làm đường, người ta có thể chỉ rành rẽ. Thử tưởng tượng, giữa đám ruộng mênh mông, có cái lỗ sâu hơn bất kỳ cái ao nào người nông dân có thể vét, nước ở các đám ruộng khác đổ hết về, đất cứ trơ ra. Những bờ xôi ruộng mật trở nên xơ xác. Mùa lúa thôi chín quắc cần câu, làm không đủ ăn tính gì đến chuyện diêm phân. Chán nản, người yêu đất lên rẩy trồng rau, ngán nữa thì bán quách đất cho xong, vô xí nghiệp làm công nhân, ở trọ ngay chính nhà mình. Nhà ai may mắn ngay mặt tiền, có chút điều kiện thì lên mặt bằng, mua bán lặt vặt. Chạy dọc suốt từ thị trấn huyện qua tỉnh lộ 845, hướng về Gò Đen, ngoại trừ đám ruộng của chùa, còn thì đất ruộng đều đã thành nhà, thành quán.

 

mua-ruong-chay-01

 

Ông Hai Tèo, người ở ấp Lộc Trung quen gọi vậy, nổi tiếng là một tay trồng lúa, chăm rau điệu nghệ ở vùng thượng (để phân biệt với vùng hạ nước mặn, chuyên nuôi tôm). Rau ông trồng vừa sạch, vừa ngon, vừa mướt mắt. Đường lên nhựa, khoảng đất nhẩy nhược rau xanh của ông Chín Bói cặp lộ bán đứt cho xí nghiệp may. Rủi xui, đất ông Hai Tèo ở sau xí nghiệp, kỳ kèo mãi không mua được, người chủ hãng dựng tường rào khoanh vùng đất. Xí nghiệp hoạt động chừng nửa năm, nước ở cái ao trong vắt ông Hai vẫn hay rầy tụi nhỏ trong xóm đừng làm đục nước, lở bờ khi bơi chuyển sang màu xanh lơ. Ông Hai ngồi ngó cái hào, rớt nước mắt. Mấy bữa sau thì bỏ lên Sài Gòn xin làm bảo vệ. Người đàn ông trong gia đình tha phương, vợ ở nhà không gánh nỗi đám ruộng nương, cũng bỏ quê đi giúp việc nhà. Đám con đủ tuổi tự nuôi nhau lớn rồi cũng tứ tán, mỗi người một số phận. Bà Tư Hậu chép miệng: “Sao mà nhớ đám ruộng dưa vào mùa khô của thằng Hai!” Chuyện tương tự ông Hai đâu phải chỉ ở cái xóm này!

 

mua-ruong-chay-02

Ruộng đốt đồng chờ mua, phía xa là nhà xưởng sắp hoàn thành.

 

Nước mắt trên đồng

Long An không nằm ngoài quy luật khắc nghiệt của thời tiết và Cần Giuộc cũng vậy. Bên cạnh hàng loạt lý do từ cái gọi là biến đổi khí hậu, hiện tượng El Nino,… thì cái cốt chính yếu bắt nguồn từ sự tùy tiện, chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà quên đi hệ quả lâu dài. Chuyện quy hoạch tùy tiện, thiếu sự đồng bộ, để khu công nghiệp lấn đất thịt, xen vào khu dân cư đang dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng mà người ta chưa nhìn thấy hoặc không đủ can đảm để đứng ra đánh giá. Chỉ có nông dân, những người gắn liền với ruộng đồng, tựa vào đấy nuôi sống nhau, nhìn nhau lớn lên mới thấm thía hết nỗi đau của đất, rơi nước mắt cùng đất.

Sau vụ lúa Đông-Xuân, trong ký ức, người dân Cần Giuộc thường háo hức đốt ruộng trồng dưa, ủ rơm trồng nấm, tát ao be bờ,… Bây giờ thì dưa không đủ nước tưới, đẹn nghén trên đồng. Xót công xót của, dưa non được lặt về đem muối xổi. Không còn là món ăn giòn rụm thú vị, chỉ dành cho những quả đèo mà chẳng đặng đừng. Người nông dân bị tước cái quyền được nhìn thành quả lớn lên, được nghe mùi trái dưa gang chín bục thơm mát. Trái dưa muối đầy nắng mà thiếu nước, đem muối ăn sao nghe nhẫn nhẫn mùi nước mắt.

 

mua-ruong-chay-03

Bày những quả dưa ngon nhất ra dọc đường bán khách vãng lai.

 

Con đường cắt ngang quốc lộ 50, kéo dài qua tỉnh lộ 835 nhằm giảm lưu lượng xe về Tiền Giang cho tuyến quốc lộ đã được hoàn thành. Những khoảng ruộng đang thu hẹp dần để nhường chỗ cho quán xá, cho tiệm lặt vặt, cho một cái nghĩa trang to đùng mọc lên, cho những cuộc cãi vã, tranh giành đất đai không hồi kết. Rồi nước sẽ lại đen, rồi ruộng, rồi gò rau sẽ tiếp tục khát, rồi người nông dân sẽ bỏ ruộng ra xí nghiệp làm thuê, ở trọ ngay trên chính căn nhà của họ. Hỏi họ có yêu ruộng không là bằng thừa nhưng bám đất mà đói thì biết làm thế nào? Thằng Tý, 6 tuổi, sinh ra và lớn lên ở quê mà không phân biệt được nỗi con ốc bưu thường với con ốc bưu vàng!

Phía xa xa, sau những chân rạ bị đốt chờ mưa, một nhà xưởng sáng loáng sắp sửa hoàn thành.

 

 

Top
Top