• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Năng lượng “vàng” từ stress

19/08/2015 09:31 GMT+7

Cuộc sống hiện đại đã làm nhiều người xem stress như một phần trong cuộc sống. Làm thế nào để biến stress thành động lực giúp bạn làm việc hiệu quả hơn?

BÀI: Trùng Dương

 

C6eQD

 

Dấu hiệu nghiện stress

Có bao giờ bạn cảm thấy một ngày không có việc gì làm giống như sắp tận thế, hoặc ý nghĩ còn hàng trăm việc cần giải quyết khiến bạn cảm thấy thỏa mãn, sung sướng? Nếu có, đó có thể là dấu hiệu bạn đã mắc chứng nghiện stress. Nghiên cứu của Hiệp hội tâm lý Mỹ chỉ ra hơn 50% phụ nữ bị stress nặng, tăng 25% so với bốn năm trước. Tuy nhiên hầu hết lại không có hành động gì đểchống lại stress. Nhiều người sẵn sàng đón nhận stress và xem nó như một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. 

 

stress2

 

 Theo quyển sách Heal Your Mind, Rewire Your Brain của nữ tác giả người Mỹ Patt Lind-Kyle, một số người chỉ cảm thấy thật sự sống khi lúc nào cũng bị stress, hay nói cách khác họ đã nghiện stress. Giống như nghiện shopping, rượu chè hay cờ bạc, nghiện stress sẽ làm bạn luôn mong muốn những cảm giác lo lắng, căng thẳng hay phấn khích do stress đem lại. Nếu có một trong các dấu hiệu sau đây, bạn đã bị nghiện stress:

  • Khi nói chuyện với người khác, bạn không thể nào tập trung vì bận nghĩ đến những việc còn phải làm.
  • Luôn cảm thấy bồn chồn, khó chịu khi chờ đợi điều gì như xếp hàng tính tiền hoặc dừng đèn đỏ. Trong thời gian lãng phí này, bạn đã giải quyết được một số việc.
  • Bạn ít khi từ chối một công việc mới cho dù còn rất nhiều việc tồn động.
  • Bạn tự hào khi mình bận rộn và hay khoe khoang bằng những câu nói như: “Tôi bận lắm”, “Tôi còn rất nhiều việc phải làm”…
  • Dễ nổi nóng và tức giận, có thể vào buổi sáng bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng nhưng một lúc sau lại căng thẳng và có những biểu hiện như đi tới đi lui, cắn móng tay, bẻ ngón tay, ăn nhiều hơn hoặc muốn ăn đồ ngọt hay thức uống có cồn.

Biến xấu thành tốt

Mặt hại của stress, có lẽ ai cũng biết, đó là kích thích cơ thể sản sinh nhiều cortisol có hại, làm giảm hệ thống miễn dịch, tăng lượng đường trong máu, lên cân, làn da xấu đi…Tuy nhiên, stress cũng có những mặt tốt nếu bạn cách sử dụng và điều khiển nó. Stress làm số lượng adrenaline và các hormone khác tăng cao hơn bình thường. Cơ thể được tiếp thêm năng lượng, trí óc trở nên sắc bén hơn, từ đó có thể đưa ra những quyết định nhanh chóng và làm việc hiệu quả hơn. Nhiều bạn trẻ chỉ có thể làm việc hiệu quả trong tình trạng stress là vì thế. 

 

61616

 

Theo nhận định của các nhà tâm lý học của Đại học Johns Hopkins, Mỹ, hầu hết chúng tasẽ làm việc với hiệu quả tốt nhất khi bị stress ở mức độ nhẹ cho đến vừa. Nếu học được cách sử dụng stress như là một động lực, bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn, đốt cháy nhiều calorie hơn và khám phá những năng lượng tiềm ẩn bên trong chưa biết đến. Để biến stress từ hại thành lợi, làm theo những bước sau bạn nhé.

  1. Khi cảm thấy áp lựcvì có quá nhiều việc cần giải quyết, bạn nên hít thở sâu. Sau khi thở 3 nhịp, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời tự nhủ rằng adrenaline đang tràn ngập trong cơ thể sẽ tiếp thêm năng lượng để bạn vượt qua tình huống khó khăn.
  2. Đứng dậy và vận động cơ thể trong năm phút, có thể là chạy tại chỗ, đi bộ quanh văn phòng hoặc leo cầu thang. Adrenaline và các hormone khác tăng đột ngột trong cơ thể sẽ di chuyển đến các cơ bắp, nếu bạn không vận động, chúng sẽ khiến vòng hai tích thêm một lớp mỡ thừa. 5 phút sau, bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo trở lại để kiểm soát cơn stress.
  3. Trong 5 phút vận động đó, bạn có thể nghĩ về danh sách những việc cần ưu tiên. Muốn làm lợi từ stress, bạn phải biết lựa chọn những việc cần giải quyết ngay và bỏ bớt việc không cần thiết.
  4. Sau đó, để dễ dàng hình dung ra số lượng công việc cần làm ngay, bạn nên viết ra giấy danh sách ưu tiên vừa suy nghĩ ở bước trên.
  5. Cuối cùng, đừng tự cho mình yếu đuối hay kém năng lực khi suốt ngày bị stress. Chẳng ai tránh được stress, nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát stress và biến stress thành năng lượng tích cực để làm việc hiệu quả.  

 

 

Top
Top