• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Nghệ thuật thưởng thức tiệc trà chiều

30/05/2017 04:13 GMT+7

Nếu có dịp đặt chân đến thủ đô London của Vương quốc Anh, bạn không nên bỏ qua cơ hội thưởng thức tiệc trà chiều (English Afternoon Tea) – một nét đặc trưng văn hóa và ẩm thực của người Anh.

BÀI: K.N - Ảnh: MannersUp

 

Tại Việt Nam, ngày càng có nhiều nhà hàng sang trọng phục vụ tiệc trà chiều. Các địa điểm thường tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội,  TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng. Thời Trang Trẻ trân trọng giới thiệu chia sẻ của ông Nguyễn Văn Hạnh - chuyên gia đào tạo của Học viện nghi thức xã giao và giao tế quốc tế MannersUp – về lịch sử và nghệ thuật thưởng thức tiệc trà chiều Anh quốc.

 

Lịch sử tiệc trà chiều Anh quốc

Đầu thế kỷ thứ 19, các loại trà được tiêu thụ mạnh tại Anh quốc và cũng trong khoảng thời gian này tiệc trà chiều được khởi xướng bởi nữ công tước thứ bảy của Bedford, Anna Maria Russell. Vào thời điểm đó, mọi người thường chỉ dùng hai bữa mỗi ngày, bữa sáng và bữa tối vào khoảng 8 giờ tối, bởi vậy nữ công tước thường cảm thấy đói bụng vào cuối giờ chiều. Để khắc phục tình trạng này, bà thường yêu cầu người phục vụ mang vào phòng riêng một ấm trà và một ít đồ ăn nhẹ (snack). Sau đó nữ công tước bắt đầu mời bạn bè đến phòng riêng của bà để cùng thưởng thức trà chiều tại lâu đài Woburn Abbey. Khi trở về London, bà vẫn tiếp tục duy trì thói quen uống trà chiều và đi dạo cùng bạn bè. Từ đó, tập quán uống trà chiều dần lan rộng và trở thành một nghi thức xã giao sang trọng của tầng lớp cao quý trong xã hội, và dùng trà chiều dần chuyển qua diễn ra tại phòng khách.

 

7

 

Phân biệt "afternoon tea" với "high tea"

Đôi khi bạn sẽ thấy một số khách sạn có phục vụ “high tea”. Trên thực tế, theo truyền thống thì giới quý tộc, có địa vị trong xã hội thường thưởng thức trà chiều (low hoặc afternoon tea) từ 3 đến 5 giờ chiều. Trong khi giới trung lưu và các tầng lớp lao động khác dùng “high tea”, và dùng muộn hơn, thường từ 5 giờ chiều trở đi. Đồ ăn và cách phục vụ 2 loại trà này cũng khác nhau:

Trà chiều
  • Bắt đầu 3 giờ
  • Là bữa ăn nhẹ, không phải chỉ uống trà
  • Gồm trà, bánh sandwich, bánh nướng nhỏ nhân kem (scones) và các loại bánh ngọt (pastries)
  • Có thể có champagne
High tea
  • Bắt đầu 5 giờ
  • Được gọi high tea hoặc tea
  • Gồm trà, scones, bánh mỳ, phô mai, thịt nguội và trứng

Authors-Lounge-Classic-English-Afternoon-Tea

 

Những nghi thức xã giao của trà chiều

Thông thường, người ta không dùng trà túi lọc cho tiệc trà chiều. Khi dùng bánh nướng (scones), bạn không dùng dao để cắt bánh mà chỉ dùng bằng tay. Có nhiều tranh cãi nên phết bơ trước hay mứt trước. Tuy nhiên, thông thường bơ sẽ được phết trước lên bánh scones. Tương tự, trà sẽ được rót vào ly trước, sau đó đến sữa. Khi dùng các món ăn và bánh, chúng ta sẽ dùng từ món mặn (sandwich) đến bánh nướng (scones) và đến các món bánh ngọt sau cùng. Ngoài ra, trang phục cũng là điều bạn nên chú ý khi tham dự tiệc trà chiều.

 

12

 

unnamed Ông Nguyễn Văn Hạnh – sáng lập viên, chuyên gia đào tạo chính của MannersUp (www.mannersup.vn), được đào tạo và cấp chứng chỉ bởi Học viện nghi thức xã giao và giao tế quốc tế London, Học viện English Manner (London) và Trường nghi thức xã giao Washington, trường nghi thức xã giao đầu tiên và duy nhất được kiểm định bởi Hội đồng kiểm định Giáo dục và Đào tạo của Hoa Kỳ. Ông Nguyễn Văn Hạnh có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các tổ chức quốc tế, với các tập đoàn đa quốc gia; tư vấn cho nhiều nhà lãnh đạo trung ương, tỉnh, thành phố, các Quý Phu nhân, các doanh nghiệp và cá nhân.
Top
Top