• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Người Việt làm xấu người Việt?

25/08/2015 08:52 GMT+7

Nếu ai đã từng có dịp đi du lịch nước ngoài hẳn không ít hơn một lần tự hỏi khi gặp phải một số sự đối sự, phân biệt với du khách Việt, khiến mình dễ chạm tự ái, mà nguồn cơn là do một số người Việt gây ra khi xuất ngoại.

Bài: Ngọc Di

 

Gần đây, nhiều quốc gia nổi tiếng về du lịch trên thế giới đã lên tiếng về nỗi khổ tiếp những “khách Trung Quốc xấu xí”. Họ khạc nhổ bừa bãi, vẽ bậy lên các di tích hàng ngàn năm tuổi, phơi đồ lót ở sân bay trên xe bus, gây mất trật tự ở những chốn linh thiêng… Thậm chí, Thái Lan còn đề xuất xây dựng nhà vệ sinh riêng cho các vị khách đến từ quốc gia đông dân nhất thế giới, cũng như phát hành cuốn cẩm nang hướng dẫn cách ứng xử đúng mực…

 

hinh cuo song 25  8 2015

 

Khi những thông tin này được báo Việt Nam đăng tải, rất nhiều độc giả đã vào xem để lại bình luận, thể hiện thái độ bất bình, không chấp nhận được của các “thượng đế” thừa tiền đi du lịch nhưng lại thiếu văn hóa chơi. Giá như, tất cả những người Việt đều có cùng có góc nhìn như các bạn đọc trên thì hình ảnh đất nước chúng ta đã thân thiện hơn so với các bạn bè quốc tế. Bởi nhìn vào thực tế, những điều tiếng do một bộ phận khách Việt Nam thực hiện ở nước ngoài không thua kém gì so với “người bạn” láng giềng.

 

Vì sao khách Việt không được chào đón?

Chẳng cần phải nói đâu xa, chỉ cần đi qua các nước láng giềng Asean thôi đã thấy có những chuyện không hay. Điển hình như việc xếp hàng. Đây là một ứng xử cơ bản nhất trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, điều mà trẻ con cũng biết nhưng nhiều người lớn có tiền ra nước ngoài lại không biết. Thường xuyên đến những trung tâm mua sắm trên đường Orchid, Singapore, bạn có khả năng sẽ nhìn thấy những tốp cô gái Việt sẵn sàng chen ngang dòng người đang chờ thanh toán bất chấp ánh mắt khó chịu của những người xung quanh, khi bị phản ứng, họ sẽ thể hiện thái độ dửng dưng như người không biết tiếng Anh.

 

20150722-nhung-hanh-dong-lam-xau-mat-nguoi-viet-o-nuoc-ngoai-2

 

Nếu đi tour Thái Lan cùng những đoàn du lịch khách đông người Việt, bạn sẽ cảm thấy xấu hổ lây vào những buổi ăn buffet. Nhiều người sợ thiệt thòi, lấy rất nhiều thức ăn, bất chấp việc không dùng hết bỏ thừa… hoặc sử dụng chiếc muỗng của mình đi nếm hết tất cả các quầy để chọn món ưng ý nhất.

Đó chỉ là cái ăn, cái mặc. Xa hơn, lác đác đây đó lại có chuyện người Việt “vô tình” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật của nước sở tại. Nhiều nhất là các vụ ăn cắp. Những sản phẩm đôi khi không đáng giá là bao nhiêu nhưng với văn hóa nhiều quốc gia nó thể hiện cho lòng trung thực, một lối sống đẹp…  Ở Nhật, Singapore, Hồng Kông… số vụ người Việt cầm hàng không trả tiền mỗi năm mỗi nhiều hơn. Thậm chí, tại xứ sở phù tang, chính phủ còn triệt phá những đường dây mua bán hàng ăn cắp từ các trung tâm thương mại, siêu thị… Người ta thường lý giải và đổ thừa cho hành vi ăn cắp là vì nghèo, nhưng đã có những trường hợp người giàu cũng đi ăn cắp. Tháng Bảy vừa rồi, một hướng dẫn viên du lịch Việt Nam đã phải muối mặt đến đồn cảnh sát ở Thuỵ Sĩ bảo lãnh cho hai du khách trong đoàn vì lấy mắt kính hàng hiệu nhưng không trả tiền. Thật khó hiểu khi người ta có thể bỏ ra 60 triệu mua tour nhưng lại đi ăn cắp vặt món hàng trị giá 6 triệu đồng…

Malaysia và Singapore là những nơi không chào đón các cô gái Việt. Bởi lẽ, thay vì tận dụng những chuyến đi để thư giãn, khám phá cảnh đẹp, nhiều nữ du khách ra nước ngoài với mục đích kiếm tiền bằng vốn tự có, làm việc tại các điểm giải trí tình dục. Hiện tượng này nhiều đến mức, hải quan chỉ nhìn vào trang phục và hành vi của các nữ du khách để xem có cho phép cô ta nhập cảnh hay không. Mới đây, trên mạng xuất hiện thông tin hai cô gái Việt đã bị Singapore từ chối cho nhập cảnh, bất chấp họ đi máy bay hạng thương gia, đặt khách sạn năm sao, mang theo nhiều tiền mặt… Nhiều cư dân mạng đã tỏ ra bất bình thay cho đồng hương, kêu gọi tẩy chay và không đến đảo quốc sư tử. Tuy nhiên, sự thật càng khiến người ta bất ngờ hoang mang khi thông tin về việc làm không hợp pháp của một trong hai vị khách bất ngờ bị tiết lộ.

Đặt hoàn cảnh bạn là chủ nhà, một người kinh doanh, bạn có hào hứng tiếp đón  những vị khách này?

 

Hãy là một đại sứ khi đi xa

Nếu từng có cơ hội đi đến Thái Lan, Singapore… hay chỉ cần năng lên cập nhật mạng xã hội, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những tấm biển thông báo không nhận khách Việt hoặc những thông tin cảnh báo không nên để thức ăn thừa, lấy hàng mà không thanh toán… của những nhà hàng, quán ăn, trung tâm mua sắm. Ở mức cao hơn, Singapore còn không đồng ý cho những cô gái có hành vi thiếu đúng đắn vào nước mình, mặc dù quốc gia này rất coi trọng phát triển ngành du lịch.

Đọc những thông tin trên bạn sẽ tức giận, cảm thấy mình bị xúc phạm… Tuy vậy, nếu bình tâm suy xét, chúng ta sẽ thấy được điều nghịch lý: “Vì sao những nơi kinh doanh này lại thẳng thừng làm mất lòng thượng đế?”. Thực tế, nhiều vị khách đã tự làm xấu hình ảnh của mình bằng những hành thiếu ý thức. Không chỉ thế, hình ảnh Việt Nam cũng mất đi màu sắc tươi sáng trong mắt bạn bè quốc tế.

 

img 1964

 

Đây không chỉ là chuyện đi chơi của mỗi cá nhân, nhìn sâu sa hơn, người Việt đang tự đánh lùi mình ở khía cạnh văn hóa, lòng tự trọng của người Việt và ảnh hưởng đến sự phát triển của quốc gia… Chúng ta tốn rất nhiều tiền để quảng bá hình ảnh quê hương, kêu gọi đầu tư và hội nhập với quốc tế… Tuy nhiên, hành vi của những cá nhân lại làm hỏng đi bức tranh toàn diện. Chúng ta không thể nói với bạn bè quốc tế rằng, Việt Nam là một đất nước lịch sử ngàn năm văn hiến, có truyền thống tôn sư trọng đạo, thân thiện với bạn bè nếu như ngày càng có nhiều người Việt mang theo những tính xấu của mình đi ra nước ngoài như hiện nay.

Bạn muốn hình ảnh Việt Nam đẹp hơn trên thế giới đâu phải chỉ trông chờ vào những chiến lược tiếp thị của quốc gia, của những cơ quan ban ngành có trách nhiệm. Mỗi người Việt chỉ cần có hành vi ứng xử đẹp ở nước ngoài cũng là một đại sứ du lịch, văn hóa giúp quê hương thân thiện hơn trong mắt bạn bè quốc tế. Điều này có khó không? Tôi tin là không.

 

 

Top
Top