• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Những hiểu lầm thường gặp khi nhắc đến khái niệm “nữ quyền”

05/04/2017 09:58 GMT+7

Đối với nhiều người, nữ quyền là một điều tự nhiên, là được làm những gì mình thích và được theo đuổi giấc mơ của bản thân. Tuy nhiên, do quan niệm sai lệch, một số người thường khinh miệt và xa lánh những người theo đuổi chủ nghĩa nữ quyền.

(Lược dịch từ candymag.com)

 

“Nữ quyền là nữ có nhiều quyền lực hơn nam giới”

 

Image00003

 

Đây là một quan niệm cực kỳ sai lầm nhưng lại khá phổ biến. Mục tiêu của nữ quyền là đem lại sự bình đẳng quyền cho phụ nữ ở nhiều lĩnh vực như chính trị, xã hội và kinh tế. Nâng cao quyền lợi và tầm ảnh hưởng của nữ giới không có nghĩa là hạ thấp hay lấy đi quyền lợi của nam giới.

 

“Nhà nữ quyền là những kẻ có thành kiến với đàn ông”

 

Image00004

 

Nữ giới hoạt động trong lĩnh vực nữ quyền thường bị coi là “những phụ nữ độc đoán”. Bạn nên nhớ, người theo chủ nghĩa nữ quyền có thể là bất kỳ ai, làm bất kỳ ngành nghề nào với đủ giai cấp địa vị khác nhau, nhiều người còn là nam giới. Những nhà hoạt động nữ quyền chẳng ai giống ai, nhưng họ có điểm chung là ước muốn đem lại quyền bình đẳng giới.

 

“Nữ quyền không còn cần thiết vì nam nữ đã bình đẳng”

 

Image00002

 

Ý kiến này có lẽ chỉ đến từ những nước đã phát triển, vì ở nhiều quốc gia, nữ giới vẫn còn đang chịu nhiều áp bức. Một số quốc gia trên thế giới vẫn còn hiện tượng tảo hôn, ép cưới, cấm bé gái đi học. Ở Arab Saudi và Afghanistan, phụ nữ bị cấm làm những việc đơn giản như lái xe. Khắp nơi trên thế giới này vẫn còn nhiều điều bất cập đang diễn ra, đấu tranh cho nữ quyền là hoạt động cần thiết để tiến đến giấc mơ bình đẳng giới.

 

Top
Top