• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Phạt con sao cho đúng?

20/06/2016 07:10 GMT+7

Câu chuyện phạt con bằng cách bỏ con lại trong rừng của cặp cha mẹ người Nhật đang thu hút sự quan tâm của công chúng. Ở vai trò người làm cha mẹ, bạn có bao giờ băn khoăn vì tính đúng đắn của hình phạt bạn áp dụng với con?

Bài: Thùy Dung 

 

Bạo lực hay không bạo lực

Chị T - một phụ huynh trẻ tuổi tâm sự rằng ngày nhỏ, chị lớn lên cùng với chú thím. Vì sợ đánh cháu sẽ “mang tiếng” ác với láng giềng nên chú thím không bao giờ đánh, họ chỉ mắng khi chị phạm lỗi. Những lời nhiếc móc kéo dài suốt những năm tháng tuổi thơ đã hằn sâu trong ký ức của chị như một vết sẹo. Chị kể: “Bây giờ tôi không còn nhớ rõ những lời khó nghe đó, nhưng vẫn nhớ cảm giác buồn tủi khi bị mắng chửi. Những khi đó, đứa trẻ tôi chỉ có một mong muốn cháy bỏng: thà bị đánh vài roi lằn da thịt, vết đau sẽ lành sau vài ngày, còn hơn là bị tra tấn về tinh thần. Đã có lần vì làm mất đồ đạc, tôi bị mắng buồn tủi đến nỗi đã bỏ nhà đi vào rừng. May có bà ngoại đi theo dẫn về”. Theo quan điểm truyền thống, phạt con trẻ bằng roi vọt không có gì phải bàn cãi nhưng theo quan điểm hiện đại ngày nay, khá nhiều phụ huynh, chuyên gia tâm lý và các nhà làm giáo dục phản đối hình thức phạt mang tính bạo lực này.

 

sad-girl

 

Theo quan điểm của người viết, thỉnh thoảng phạt roi với một đứa trẻ không có gì nghiêm trọng nhưng lạm dụng roi vọt sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Đứa trẻ lớn lên trong roi vọt hay chứng kiến cha mẹ “thượng cẳng tay chân”  với nhau sẽ có khuynh hướng bạo lực khi chúng lớn lên – đây là điều mà các nhà chuyên môn khuyến cáo. Những “nhân vật” trong các clip nữ sinh đánh nhau tràn đầy trên mạng có lẽ cũng là những “nạn nhân” của bạo lực. Ngày nay, chúng ta vẫn thấy những cha mẹ đánh chửi nhau, cha mẹ lột trần con cái hay xích chân con ra giữa đường phố để trị cơn nghiện game, cha mẹ “nhấn nước” con để trị thói ăn cắp... Thiết nghĩ, họ là những cặp cha mẹ “bất lực” chứ không phải họ đang dùng hình phạt để dạy con nên người.

 

childbehaviourspecialist

 

Hình phạt thích hợp?

Khi trẻ còn ở tuổi mầm non, có đôi lúc cha mẹ cần lơ đi những lỗi lầm của trẻ. Chẳng hạn, khi chúng nói những từ ngữ xấu nghe được từ đâu đó, khi chúng công kích người lớn mà chưa đủ hiểu ý nghĩa những từ ngữ đó thì tốt nhất, bạn nên “phạt” bằng cách rời đi, bỏ chúng lại một mình. Khi không có “khán giả” trẻ sẽ tự hiểu ra rằng hành vi đó không được hoan nghênh và không nên lặp lại. 

Tước đi những nhu cầu yêu thích của trẻ mà không làm ảnh hưởng đến nhu cầu thiết yếu của trẻ. Ví dụ, bạn có thể phạt trẻ trong một tuần không được ăn snack, uống nước ngọt chứ không được bắt trẻ nhịn đói. Nhu cầu ăn, ngủ, học tập và chơi đơn giản là nhu cầu cần của trẻ. Bạn có thể phạt trẻ không được đi chơi công viên, dời thời gian mua cuốn sách yêu thích thêm 1 tuần, cấm đọc sách đối với trẻ mê sách, cấm xem tivi trong 1 tuần với trẻ mê tivi... Với những đứa trẻ hiếu động, đứng nghiêm góc tường trong 15 phút còn nặng hơn là bị đánh đòn vài ba cái. 

 

GettyImages-511084757-56a258bc5f9b58b7d0c9333c

 

Khi cần dùng roi, hãy hít thở sâu và đếm từ 1 đến 10. Hãy đặt mục tiêu: chỉ phạt bằng roi 1 lần/tuần rồi tăng thời gian lên 1 lần/tháng rồi 2 tháng/lần... Nếu có thể kiên quyết thực hiện được điều này, bạn sẽ nhanh chóng từ bỏ được hình thức trút giận lên trẻ bằng roi vọt. Phạt vì hành vi xấu, không phạt vì cảm xúc của cha mẹ. Nhiều cha mẹ bất nhất trong việc áp dụng hình phạt với trẻ. Có lúc trẻ phạm lỗi nặng, cha mẹ lại bỏ qua trong khi chỉ một lỗi nhỏ nhưng phạt nặng vì cha mẹ đang tức giận hoặc “khó ở”. Hãy luôn tự hỏi vì sao bạn phạt trẻ vì nếu bạn làm không đúng, trẻ sẽ buồn bã, đau khổ và không biết đâu là hành vi chưa tốt cần cải thiện, đâu là hành vi xấu cần phải bỏ ngay. 

 

 

Top
Top