• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Phát triển thời trang bền vững

Kim Ngọc
thuydung12@gmail.com
19/09/2020 15:00 GMT+7

Thời trang bền vững là hướng đi quan tâm đến lợi ích của con người và Trái Đất song song với việc tạo ra lợi nhuận. Tôn chỉ này thể hiện ở việc lựa chọn nguyên l iệu sản xuất thân thiện với môi trường và có thể phân hủy sinh học , tuân thủ các quy trình sản xuất xanh, áp dụng thông lệ xanh trong chuỗi cung ứng, phân phối và bán lẻ. Bên cạnh đó , điều kiện làm việc, lương thưởng và phúc lợi của người lao động cũng phải công bằng và đáp ứng quy chuẩn nhất định.

Tiến sĩ Rajkishore Nayak có 18 năm kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực thời trang và dệt may. Ông là tác giả của khoảng 120 bài báo khoa học được bình duyệt trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế.

Ô nhiễm từ hoạt động sản xuất thời trang và dệt may

Tác giả và giảng viên cấp cao ngành Quản trị Doanh nghiệp Thời trang tại Đại học RMIT, Tiến sĩ Rajkishore Nayak cho biết ngành thời trang và dệt may, đặc biệt ở các nước đang phát triển, hiện đang chật vật với các vấn đề môi trường ở nhiều cấp độ khác nhau. “Sử dụng công nghệ truyền thống để duy trì sản xuất chi phí thấp đã gây ra những tác động khủng khiếp lên môi trường do tiêu thụ quá nhiều năng lượng và nước, tạo ra khí thải nhà kính, rác thải và nước thải công nghiệp độc hại”, Tiến sĩ Nayak nói. “Đáng kinh ngạc là 20% việc ô nhiễm nước đến từ quá trình xử lý hoá chất như nhuộm hay in hoa văn lên vải vóc”. Thuốc nhuộm bị trôi, hóa chất và nước thải ra trong quá trình nhuộm bị xả bỏ gây ảnh hưởng xấu đến sinh vật biển, sông suối, đất và cây trồng.

Rác thải thời trang từ quần áo đã qua sử dụng cũng là một mối quan ngại lớn. Trong thập kỷ qua, “thời trang nhanh” đã làm một cuộc cách mạng trong ngành thời trang. Khi mẫu mã mới được tung ra liên tục mỗi tuần thì “văn hoá vứt bỏ” cũng từ đó mà thành hình. Thời trang bình dân giá rẻ lan tràn khắp nơi, vòng đời của mỗi sản phẩm may mặc bị rút ngắn lại. “Hiện tại, việc chôn lấp, đốt rác vẫn là những cách thường dùng để xử lý rác thải thời trang ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam”, Tiến sĩ Nayak chia sẻ. “Vấn nạn này để lại những hậu quả vô cùng to lớn, ảnh hưởng lên sức khoẻ con người cũng như các thực thể sống khác. Trong khi đó nhận thức về tái sử dụng, tái chế, cũng như sản xuất và đóng gói sản phẩm thời trang thân thiện với môi trường vẫn còn thấp trong cộng đồng người tiêu dùng thời trang phổ thông”.

Thời trang bền vững bắt đầu từ sản xuất xanh

Tiến sĩ Nayak đặc biệt nhấn mạnh vào mặt “môi trường” của tam giác bền vững TBL (môi trường, kinh tế và xã hội). Theo ông, thời trang và dệt may thực hiện theo cách bền vững có thể xoa dịu trạng thái căng thẳng về hệ sinh thái và xã hội, đồng thời cho người tiêu dùng có ý thức về bền vững được quyền đưa ra lựa chọn đạo đức khi mua những sản phẩm bền vững. Từ phía các đơn vị sản xuất, nên áp dụng thông lệ xanh trong tất cả các quy trình của ngành thời trang, bắt đầu từ khâu lựa chọn nguyên liệu thô cho đến cuối dòng đời của hàng may mặc, nên sản xuất sản phẩm thời trang có thể sử dụng được trong thời gian dài và có thể tái chế ở cuối dòng đời để tránh thải bỏ ra các bãi chôn lấp.

“Các thương hiệu thời trang, nhà sản xuất và bán lẻ đang tăng cường chuẩn bị thích ứng với phương thức sản xuất mới hòng cứu lấy Trái Đất và con người”, Tiến sĩ Nayak nói. “Việc sử dụng những loại sợi vải cấp tiến và bền vững, cũng như các nguyên liệu thô (có thể tái tạo và phân huỷ sinh học), là điều vô cùng quan trọng với sản xuất thời trang và dệt may bền vững”.

Suốt hai thập kỷ qua, phát triển của công nghệ trong kỹ thuật polyme đã tạo điều kiện sản xuất thương mại các loại sợi bền vững như sợi đậu nành, sợi tre, sợi axit polylactic (có nguồn gốc từ tinh bột ngô hoặc mía). Những sợi này được điều chế từ các nguồn sinh học tái tạo và có thể phân hủy sinh học, giúp giải quyết các vấn đề tái chế liên quan đến sợi tổng hợp.

Chẳng hạn, sợi tre (được chiết xuất cơ học) là một loại sợi đàn hồi có độ bền đứt cao và đặc tính hút ẩm tốt hơn so với sợi bông. Một ưu điểm nữa là trồng cây tre không cần đến thuốc trừ sâu và phân bón, vốn là những hóa chất cần thiết để trồng cây bông vải. Ngoài ra quần áo bằng sợi tre còn có thể phân hủy sinh học. “Tuy nhiên, khi lựa chọn nguyên liệu thô cho thời trang, cần tập trung vào các nguyên liệu tái tạo và tái chế, tránh sử dụng các nguyên liệu kết hợp cả sợi tổng hợp và sợi tự nhiên vì rất khó tái chế hỗn hợp sợi như vậy”, Tiến sĩ Nayak cho biết.

Các nhân tố bền vững trong sản xuất thời trang.

Một yếu tố quan trọng khác trong thời trang bền vững là sử dụng chất tạo màu tự nhiên để xử lý vải, dùng màu tự nhiên để nhuộm, in hoạ tiết. Thị trường thời trang bền vững đang thúc đẩy việc quay trở lại sử dụng chất tạo màu tự nhiên trên quy mô lớn.

Từ thời cổ đại, con người đã sử dụng các loại thuốc nhuộm tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật, động vật và khoáng chất – chúng an toàn cho người lao động, người tiêu dùng và môi trường. Nước thải của quá trình nhuộm bằng thuốc nhuộm tự nhiên có độ độc hại thấp hơn so với thuốc nhuộm tổng hợp. Ngoài ra, thuốc nhuộm tự nhiên có khả năng phân hủy sinh học nên không gây ô nhiễm môi trường khi quần áo bị thải bỏ. Tuy nhiên, kiến thức về cách sử dụng thuốc nhuộm tự nhiên tại các cơ sở nhuộm hiện đại đang dần bị mai một. Một số nguồn nguyên liệu thuốc nhuộm thậm chí đã tuyệt chủng và chưa có nhiều nguồn nguyên liệu mới được tìm ra nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại.

“Tín hiệu đáng mừng là cơ sở dữ liệu khoa học về hóa học và ứng dụng của thuốc nhuộm tự nhiên đang được mở rộng. Đang có thêm các nghiên cứu toàn cầu để tăng cường hiểu biết về thuốc nhuộm tự nhiên và cách kết hợp chúng với công nghệ mới nổi nhằm thúc đẩy phát triển bền vững. Ví dụ như các nhà khoa học đang khám phá việc ứng dụng siêu âm và plasma để hỗ trợ quá trình nhuộm sử dụng thuốc nhuộm tự nhiên”, Tiến sĩ Nayak cho hay.

Cuối cùng, là việc tái chế hàng may mặc ở cuối dòng đời sản phẩm và tái chế nhựa  thành nguyên liệu dệt mới. Đã có một số nhãn hàng thời trang như H&M, Zara và Marks & Spencer thu nhận quần áo cũ đổi lấy phiếu giảm giá mua hàng, như một nỗ lực giảm lượng rác thải. Tuy nhiên, Tiến sĩ Nayak cho biết ý thức cộng đồng về rác thải tiêu dùng vẫn còn kém, giải quyết vấn đề rác thải thời trang và may mặc sẽ cần sự hợp tác giữa trung ương, chính quyền địa phương, khối tư nhân, toàn xã hội cũng như các bên có liên quan khác.

“Quy định và tiêu chuẩn rác thải nên được tuân thủ chặt chẽ, việc củng cố ý thức người tiêu dùng về rác thải sau tiêu dùng nên được truyền bá rộng rãi và chuyển thành hành động, cũng như nên tạo thói quen sử dụng hiệu quả rác thải dệt may để giảm lượng rác, và kiến tạo hệ thống tái chế khép kín nhằm hỗ trợ đối phó với vấn đề này”, ông kết lời.

Các phương hướng tái chế khả thi ở cuối dòng đời của sản phẩm thời trang.
 
 “Nguyên liệu thô bền vững đắt hơn nguyên liệu thô truyền thống, do đó sản phẩm may mặc sản xuất theo hướng bền vững cũng có giá thành cao hơn. Người tiêu dùng được nâng cao nhận thức, sẵn sàng trả giá cao chính là một phần thiết yếu để tăng tính bền vững trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thời trang”.

 

Bài:Hoàng Hà – Kim Ngọc

Ảnh: NVCC

  
Top
Top